Doanh nghiệp

Hồ sơ, quy trình thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Hồ sơ, quy trình thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Trong đầu tư, chủ dự án có thể vì nhiều lý do mà chuyển nhượng dự án của mình. Vậy hồ sơ, quy trình thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư như thế nào? Hãy cùng VnLaw tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ theo quy định của Pháp luật Việt Nam tại điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP điều chỉnh thủ tục chuyển nhượng đầu tư như sau:

Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án tính đến thời điểm chuyển nhượng
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các nguyên tắc về chuyển nhượng. Có thể là chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ
  • Bản sao tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp nhận đầu tư (nếu có)
  • Nếu theo hình thức BCC thì cần có bản sao hợp đồng này.
  • Bản sao tài liệu: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết tài chính của công ty mẹ và tổ chức bảo lãnh tài chính, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Hồ sơ chuyển nhượng

Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Trường hợp 1: Chuyển nhượng dự án đầu tư trước khi khai thác

Dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án trước khi dự án khai thác. Hoặc có sự thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư.

Trường hợp 2: Chuyển nhượng làm thay đổi nội dung

Dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng đầu tư làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư. Nó thuộc một trong các trường hợp quy định trong Điều 41 Luật Đầu tư 2020

Trường hợp (1)(2) sẽ thực hiện như sau:

  • Nộp 8 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hoặc 4 bản cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư dự án.
  • Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ để quyết định điều chỉnh dự án đầu tư.Nó được điều chỉnh tương ứng trong Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Quy trình thủ tục cho từng trường hợp chuyển nhượng

Trường hợp 3: Chuyển nhượng không làm thay đổi nội dung

Dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng đầu tư không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư. Tương tự các trường hợp cũng quy định trong Điều 41 Luật Đầu tư. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định sau:

  • Nộp 4 bản cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhưng thay văn bản đề nghị điều chỉnh bằng văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư
  • Sau 3 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp liên quan.
  • Trong 15 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến về nội dung sẽ gửi về Cơ quan đăng ký đầu tư
  • Trong 25 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm định nội dung trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Trong 7 ngày kể từ khi nhận hồ sơ và báo cáo thẩm định, ủy ban sẽ chấp nhận điều chỉnh nhà đầu tư
  • Quyết định chấp nhận được ghi nhận và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng. Và nó được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư, nhà chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng.

Trường hợp 4: Chuyển nhượng dự án đã vận hành

Dự án được chấp nhận đầu tư và đưa vào khai thác, vận hành. Trường hợp này thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương khi chuyển nhượng

Trường hợp 5: Chuyển nhượng dự án không thuộc diện chấp nhận chủ trương

Dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư. Hoặc đã được chấp nhận nhưng không thuộc trường hợp tại Điều 41 thực hiện như sau:

  • Bên chuyển nhượng nộp 1 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư
  • Cơ quan này xem xét điều kiện để điều chỉnh dự án đầu tư
  • Gửi giẩy chứng nhận cho bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng

Trường hợp 6: Chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư

  • Bên chuyển nhượng thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng
  • Sau khi hoàn thành thủ tục, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng và thành lập tổ chức kinh tế theo loại hình tổ chức kinh tế tương ứng.

Xem thêm:

Trên đây chính là hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cho từng trường hợp cụ thể.  Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, đừng ngại mà hãy liên hệ với VnLaw để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhé!

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết