Câu 1: Chúng tôi và doanh nghiệp B xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải mà sau khi tranh chấp xảy ra, mới có ý định sử dụng phương thức này để giải quyết. Có ý kiến cho rằng, do không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại hợp đồng nên hai bên sẽ không được sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp.
Xin hỏi, ý kiến này đúng hay sai? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau:
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thoả thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Như vậy, ý kiến nêu trên là sai. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước trong hợp đồng hoặc sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Câu 2. Hai doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Sau khi phát sinh tranh chấp, các bên đã thống nhất giải quyết bằng hòa giải thương mại. Tuy nhiên, trong hợp đồng chưa đề cập đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Hỏi làm cách nào để các bên có thể áp dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp theo quy định?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Mặt khác Điều 11 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định: Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
Điều 11. Thỏa thuận hòa giải
1. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
Căn cứ vào các quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận riêng bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại sau khi phát sinh tranh chấp.
Câu 3: Chúng tôi đang có Đề nghị cho biết việc đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 8 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc như sau:
Điều 8. Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc
1. Người có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại theo quy định muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú.
2. Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;
c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp hòa giải viên thương mại vụ việc thôi làm hòa giải thương mại vụ việc thì gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Sở Tư pháp xóa tên hòa giải viên thương mại đó khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc vi phạm những hành vi bị cấm theo quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP này thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc đó khỏi danh sách của Sở.
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội