Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản hiện nay là hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây của Vn Law sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến việc hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản nhé!
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là tình huống phát sinh khi hai bên liên quan đến hợp đồng thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng…
Trong trường hợp này, hai bên thường tìm cách giải quyết bằng phương tiện pháp lý, tùy thuộc vào tình huống mà các bên có thể đàm phán đưa ra một giải pháp hợp lý và công bằng cho các bên.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật dân sự 2015
Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản
Theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật dân sự 2015 : Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là động sản. Tuy nhiên không phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, mà chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản
Áp dụng Bộ luật dân sự 2015 đã quy định tại mục 4 chương XVI về quyền và nghĩa vụ giữa hai chủ thể tham gia như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
– Giao đầy đủ tài sản cho bên vay đúng số lượng, chất lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
– Bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu bên cho vay biết tài sản giao dịch trong hợp đồng không đảm bảo chất lượng mà vẫn không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp khi bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản đã giao trước thời hạn, trừ trường hợp quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích sử dụng của tài sản vay thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản vay nếu bên vay vi phạm mục đích sử dụng.
Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Bên vay có nghĩa vụ như sau:
– Nếu tài sản là tiền thì cần phải trả đủ tiền khi đến hạn trả
– Còn nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng chất lượng, đủ số lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp mà bên vay không thể trả vật thì cũng có thể trả bằng tiền tương đương với giá trị của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Cần sử dụng tài sản đã vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Trả lãi và các khoản lãi có phát sinh theo hợp đồng.
– Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền hoặc vật mà họ vay từ người cho vay.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 thì các bên trong hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận mức lãi suất cho vay. Tuy nhiên mức lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của giá trị khoản vay.
Trong trường hợp có lãi mà khi đến hạn trả bên vay không trả hay không trả đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
– Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm tương ứng với khoản vay chậm trả.
– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền với nội dung theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dan sự 2015
Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án cần thời gian xem xét các tài liệu cần thiết, nếu thuộc thẩm quyền của Tòa án sẽ thông báo lệ phí kèm theo.
Trong thời hạn 7 ngày, bên kiện sẽ nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý vụ án kể từ khi nhận được biên lai đã xác nhận nộp phí (Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Bước 3: Theo Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tóa án sẽ xem xét và bắt đầu xử lý vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, thẩm phán có nhiệm vụ lấy lời khai của các bên, tiền hành các phiên họp kiểm tra quá trình xử lý, tiến hành xem xét, thu thập chứng cứ (nếu có)
Bước 4: Nếu trường hợp bản án của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Bài viết trên của Vn Law đã cung cấp lời chia sẻ chi tiết về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Nếu có gì thắc mắc thì hãy liên hệ qua hotline: 09.888.999.26 để được luật sư tư vấn kỹ hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!