Sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được thành quả lao động sáng tạo, ngăn chặn các ý đồ sao chép gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bài viết này, VN Law sẽ chia sẻ cụ thể về hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bạn nhé!

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng nào không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Các sản phẩm cần đáp ứng một số tiêu chí theo quy định, do đó, không phải sản phẩm nào cũng có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Dưới đây là các sản phẩm không được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Cục sở hữu trí tuệ:

(i) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

(ii) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

(iii) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

(iv) Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp là căn cứ quan trọng để cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp bảo hộ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định
  • 02 bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp (các ảnh phía trên, dưới, trái, phải, sau và toàn bộ kiểu dáng công nghiệp)
  • Chứng từ lệ phí
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho người tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thông uqa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc tự mình nộp qua hai hình thức sau:

Cách 1: Nộp đơn giấy

Thực hiện nộp tại một trong các địa điểm sau bằng cách nộp 1 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp:

  • Địa chỉ 1: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Địa chỉ 2: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phương Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ 3: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Lưu ý: Người nộp đơn phải nộp phí ngay khi nộp đơn cho Cục sở hữu trí tuệ

Cách 2: Nộp đơn trực tuyến

Nộp đơn trực tuyến nghe có vẻ dễ dàng nhưng nó hơi phức tạp một chút vì người nộp đơn cần có chữ ký số và chứng thư số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Cục sở hữu trí tuệ sẽ phê duyệt các giao dịch khi đăng ký, sau đó, người nộp đơn thực hiện khai báo và gửi đơn đăng ký lên Hệ thống tiếp nhận trực tuyến.

Bước 2: Thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chấp nhận xét duyệt đơn đã hợp lệ
  • Nếu đơn đăng ký không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện như sau:

Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và phải nêu rõ lý do và thời hạn để người nộp tiến hành sửa chữa các sai sót hoặc có các ý kiến phản hồi lại

Người nộp đơn không sửa chữa các sai sót hay không đạt yêu cầu về chất lượng phản đối dự định từ chối trên

(khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019)

Thời gian thẩm định: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

Bước 3: Công bố đơn đăng ký

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận hợp lệ do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Thời hạn 2 tháng kể từ ngày công bố đơn

Bước 4: Thẩm định nội dung trong đơn đăng ký

Việc thẩm định nội dung nhằm đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi đơn đăng ký được công nhận là hợp lệ

Thời hạn không quá 7 tháng lể từ ngày công bố đơn

Bước 5: Cung cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc trong danh sách từ chối cấp văn bằng và người nộp đơn đã nộp đầy đủ lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp bằng Độc quyền kiểu dáng công nghiệp và ghi nhận vào sổ đăng ký

Cung cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Lệ phí khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ
  • Lệ phí thẩm định đơn: 700.000 VNĐ/ 1 đối tượng
  • Lệ phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 VNĐ
  • Lệ phí công bố đơn: 120.000 VNĐ
  • Lệ phí công bố từ hình thứ hai trở đi: 60.000 VNĐ
  • Lệ phí tra cứu thông tin phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 VNĐ
  • Lệ phí thẩm định hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 VNĐ

>>> Xem thêm: Có nên đăng ký kiểu đáng công nghiệp sản phẩm hay không

Như vậy, các quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp được pháp luật bảo hộ là phương thức giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu. Nếu quý khách có bất kì khó khăn gì trong quá trình đăng ký hãy liên hệ đến các chuyên gia tại website: https://luatdoanhnghiep.com/

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết