Doanh nghiệp

Thành lập văn phòng đại diện ngoài khu chế xuất

Thành lập văn phòng đại diện ngoài khu chế xuất

Câu hỏi:

Công ty A được thành lập và có trụ sở trong khu chế xuất. Công ty có những thắc mắc cần giải đáp như sau:

1. Công ty A có thể thành lập văn phòng đại diện ngoài khu chế xuất không?

2. Nếu được thì văn phòng đại diện đó có phải là pháp nhân và đươc đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh không?

3. Hoạt động của văn phòng đại diện nằm ngoài khu chế xuất có cần đảm bảo các quy định như đối với khu phi thuế quan không?

 

Trả lời:

Vấn đề 1:

Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vấn đề đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau:

Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Hiện tại, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về việc thành lập văn phòng đại diện cho đối tượng là doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Có thể thấy rằng doanh nghiệp chế xuất vẫn là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất theo sự quản lý và điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2020. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện sẽ vẫn được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp như các doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam không trong khu chế xuất. 

Như vậy, công ty A có thể thành lập văn phòng đại diện nằm ngoài khu chế xuất. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng theo quy định pháp luật Doanh nghiệp.

Tham khảo: Tư vấn thành lập văn phòng đại diện

 

Vấn đề 2:

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về văn phòng đại diện thì: 

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, văn phòng đại diện không phải là một pháp nhân, một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Văn phòng đại diện chỉ tồn tại dưới danh nghĩa của một công ty mà không phải một tổ chức độc lập. Nhiệm vụ của văn phòng đại diện là thực hiện các công việc kinh doanh, có chức năng, nhiệm vụ ủy quyền các hoạt động bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, văn phòng đại diện không có quyền đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện hoặc của công ty.

 

Vấn đề 3:

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì Khu phi thuế quan được định nghĩa như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhận thấy, khu phi thuế quan là khu vực nhằm mục đích kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh của doanh nghiệp. Quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa giữa khu vực này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp chế xuất như đã trình bày như trên không thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, trao đổi mua bán với các đối tác. Mà các hoạt động liên quan trực tiếp của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam chủ yếu là quan hệ xuất, nhập khẩu nên không cần đảm bảo các quy định như đối với khu phi thuế quan về địa điểm hoạt động.

Thay vào đó sẽ áp dụng các điều kiện nộp thuế cho văn phòng đại diện như với các doanh nghiệp thông thường khác theo pháp luật doanh nghiệp.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Dịch vụ khác

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết