Người nước ngoài khi vào Việt Nam cần thông qua rất nhiều thủ tục. Bạn đã nắm được các thủ tục đó chưa? Hôm nay hãy cùng VnLaw tìm hiểu về thủ tục chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài bạn nhé!
Chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Theo khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Nó bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Chuyển nhượng vốn có thể hiểu là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ vốn đã đăng ký của chủ sở hữu/thành viên cho người khác. Trong bài viết này, đối tượng chính là người nước ngoài.
Hình thức chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
– Chuyển nhượng bằng việc mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm
– Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, các công ty khác không thuộc 02 trường hợp trên.
– Mua cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty khác.
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
Căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục quy định ở Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư. Chia ra làm hai trường hợp, cụ thể:
Trường hợp 1: Vốn góp ở công ty 100% vốn Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục tại Phòng đăng ký đầu tư. Hồ sơ cần có:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo mẫu
– Bản sao giấy tờ định danh của người nước ngoài. Có thể là chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
– Giấy tờ tùy thân của người thực hiện thủ tục.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu không đủ điều kiện cũng sẽ được thông báo bằng văn bản và lý do kèm theo.
Bước 2: Sau khi được chấp thuận, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp 2: Vốn góp ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục tại Phòng Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Bước 2: Nếu hợp lệ sẽ có văn bản thông báo về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp công ty chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục tách và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó làm dấu pháp nhân mới tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Sau khi tách giấy chứng nhận, nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan cấp phép đầu tư.
Xem thêm:
- Thủ tục xin visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những thủ tục gì?
Bài viết trên đã chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ tục chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. VnLaw luôn sẵn sàng giải đáp cho các các vấn đề liên quan đến luật pháp. Bạn có thể đón đọc nhiều thông tin hơn tại trang web của chúng tôi.