Tác động của đại dịch Covid khiến cho rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động kinh doanh không có hiệu quả và dẫn đến phá sản. Xem ngay bài viết dưới đây về thủ tục phá sản doanh nghiệp để tránh gặp phải những rắc rối pháp lý không đáng có.
Điều kiện công nhận phá sản
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Như vậy có 2 điều kiện doanh nghiệp phải đạt được để được công nhận là phá sản:
- DN mất khả năng thanh toán;
- DN bị Tòa án tuyên bố là phá sản.
Xem chi tiết tại Khi nào công ty đủ điều kiện thông báo phá sản
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Sau khi đáp ứng yêu cầu đầu tiên về khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần thực hiện một số bước sau trong thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
Đầu tiên, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Kèm theo đó là các tài liệu và chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thể được gửi qua hai hình thức:
- Gián tiếp qua đường bưu điện;
- Trực tiếp đến trụ sở của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Sau khi nộp thủ tục phá sản thông qua đúng hai con đường trên, Tòa án sẽ xem xét đơn vừa nhận. Trường hợp đơn hợp lệ sẽ thông báo nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Trường hợp đơn chưa hợp lệ, Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung.
Một số trường hợp bị trả lại đơn; nguyên nhân là do người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc từ chối sửa đơn khi đơn chưa hợp lệ.
Bước 3: Thụ lý đơn
Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản và biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản; Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Tòa án sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trong vòng 30 ngày sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp).
Trong trường hợp Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản; Thẩm phán phải chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong vòng 03 ngày.
Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động của DN sẽ được giám sát và tài sản của DN sẽ được kiểm kê. DN không được thực hiện hành vi che giấu hoặc tẩu tán tài sản trong quá trình kiểm kê.
Bước 5: Họp hội nghị chủ nợ
Số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, hội nghị chủ nợ sẽ tiến hành hợp lệ. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và mở hội nghị lần hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra những hướng giải quyết sau:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Phục hồi doanh nghiệp
Trường hợp hội nghị chủ nợ ra quyết định sẽ áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của DN; trong vòng 30 ngày từ khi có quyết định, DN phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động KD. Sau đó sẽ gửi cho Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ để xem xét và cho ý kiến.
Tiếp theo, Thẩm phán sẽ tổng hợp ý kiến của các bên, đưa ra hội nghị chủ nợ để xem xét và thông qua.
Bước 7: Ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động KD; hoặc hết thời hạn thực hiện nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, thẩm phán sẻ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Bước 8: Thi hành tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Sua khi thực hiện đầy đủ thủ tục phá sản doanh nghiệp và được Tòa án tuyên bố phá sản; DN cần:
- Thanh lý tài sản phá sản của DN;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản cho các đối tượng chủ nợ theo thứ tự.
Xem thêm:
- Những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp
- Điều kiện và thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Trên đây là 08 bước trong thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đây là vấn đề pháp lý mà các chủ doanh nghiệp và các quản trị viên cấp cao cần quan tâm.