Tin tức

Tổng hợp các tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành và phát triển của một công ty, rất khó để tránh khỏi những tình huống tranh chấp nội bộ xảy ra bên trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, VnLaw sẽ tổng hợp lại các tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp cũng như đưa ra một vài phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ.

Tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp
Tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp

Các tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp.

Theo đó tranh chấp nội bộ gồm: “Tranh chấp giữa công ty và các thành viên trong công ty; tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên trong công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.” 

Như vậy, các tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp có thể kể đến là:

1. Tranh chấp giữa các thành viên và công ty

Tranh chấp này chủ yếu xảy ra khi các thành viên/ cổ đông không góp đủ vốn theo cam kết hoặc đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tranh chấp định giá tài sản của các cá nhân, tổ chức khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp vốn; tranh chấp về phân chia lợi nhuận, quyền và lợi ích trong công ty.

2. Tranh chấp giữa công ty và người điều hành, quản lý trong công ty

Đây thường là những tranh chấp phát sinh khi từ quyết định của người quản lý, hội đồng quản trị, ĐHĐCĐ. 

Có thể kế đến như: cá nhân, tổ chức trong công ty không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ vì cho rằng không công bằng, không hợp pháp và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông; cổ đông không chấp nhận quyết định của tổng giám đốc, hội đồng quản trị,…

3. Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau

Tranh chấp này thông thường là các tranh chấp về vấn đề chọn người đại diện theo pháp luật; tranh chấp về quyết định của ban quản lý doanh nghiệp; các tranh chấp gắn với quyền và nghĩa vụ của từng thành viên hoặc cổ đồng trong công ty.

Nguyên nhân gây ra tranh chấp nội bộ

Để có thể giải quyết được các trường hợp tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần biết được nguyên nhân căn bản dẫn đến tranh chấp trong doanh nghiệp. 

1. Không nắm bắt được quy định của Pháp luật

Nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến các vấn đề thành lập doanh nghiệp, vốn, điều kiện và phương hướng kinh doanh,…; không chú trọng vào công tác quản lý, tổ chức nội bộ doanh nghiệp dẫn đến tranh chấp xảy ra.

Nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra giữa ban quản lý và các nhà đầu tư khi nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận của bản thân mà xem nhẹ vấn đề pháp luật hay đạo đức kinh doanh.

2. Không chú trọng vào nhân sự khi mới thành lập

Hầu hết các doanh nghiệp khi mới thành lập đều có mô hình nhỏ. Vì vậy, mặc dù không cần quá chú trọng vào nhân sự nhưng vẫn rất dễ dàng quản lý. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, số lượng thành viên tăng kéo theo đó là các vấn đề liên quan đến nhân sự và phạm vi kinh doanh. 

Nếu không kịp thời khắc phục thì vấn đề quản lý, kiểm soát doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn. Cuối cùng sẽ xảy ra những tranh chấp nội bộ, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

3. Hợp tác với người thân, người quen

Các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam thường có xu hướng tìm người thân, người quen làm chung. Điều này dễ dẫn đến việc qua loa lấy lệ, không rõ ràng. Khi gặp các vấn đề phát sinh cũng không áp dụng những quy định cụ thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.

4. Các tình huống bất khả kháng: Covid 19,…

Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh kéo dài dẫn đến để duy trì hoạt động của công ty, các nhà đầu tư, chủ doanh  nghiệp đã có những quyết định không phù hợp. Các quyết định đó gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các cổ đông gây nên mâu thuẫn, bất đồng và xảy ra tranh chấp.

Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp

Để các tranh chấp nội bộ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ cũng như tham khảo tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ từ luật sư hoặc những đơn vị uy tín. Dưới đây chúng tôi đề xuất một số phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ:

1. Phương thức thương lượng

Đây là hình thức đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các cá nhân, tổ chức xảy ra  tranh chấp sẽ chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền cũng như là nghĩa vụ của mỗi bên.

Ưu điểm của thương lượng là sẽ giúp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng. Tuy nhiên khá khó có thể thực hiện nếu những tranh chấp xảy ra gay gắt và khó để tự điều hòa.

2. Phương thức hòa giải thương mại

Khác với thương lượng, ngoài các bên xảy ra tranh chấp, phương thức hòa giải có thêm bên thứ 3 là hòa giải viên thương mại. Hòa giải viên sẽ làm trung gian giúp các bên liên quan giải quyết những khúc mắc khi tranh chấp. 

Phương thức này giúp các bên không bị gò bó, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

3. Giải quyết thông qua Trọng tài thương mại

Thông qua trọng tài thương mại được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. 

Phán quyết của trọng tài thương mại được công nhận và thi hành trên 150 quốc gia và tăng tính bảo mật thông tin, không gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

4. Giải quyết thông qua Tòa án

Đây được coi là phương thức có những thủ tục chặt chẽ và mang tính thi hành cao nhất so với những thủ tục phía trên. Những tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp sẽ được giải quyết tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Các bên sẽ không biết được ai là người giải quyết tranh chấp của mình.

Quá trình giải quyết sẽ thông qua 2 cấp là Sơ thẩm và Phúc thẩm. Việc áp dụng hai cấp giải quyết có thể sửa chữa thiếu sót, sai lầm của cấp đầu tiên; tạo tâm lý yên tâm hơn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên giải quyết thông qua trọng tài thương mại sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời thông tin doanh nghiệp có thể bị công khai. 

Xem thêm:


Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp. Rất mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động và phát triển của công ty bạn!

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết