Hỏi đáp

Yêu cầu bồi thường trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước

I. CÂU HỎI:

“Lao động tự ý nghỉ việc không ghi đơn, không xin phép nghỉ, khi đơn vị liên hệ lại thì báo nghỉ luôn. Luật sư cho tôi hỏi đối với trường hợp trên có phải bồi thường HĐ không và cách tính bồi thường như thế nào để đúng và không vi phạm luật?”

II.      NỘI DUNG TƯ VẤN

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật sư chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi gửi đến bạn nội dung tư vấn về yêu cầu bồi thường hợp đồng như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2019 (Sau đây gọi tắt là BLLĐ);

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

– Các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Nhận định

a) Căn cứ chứng minh lỗi của người lao động

Đối với yêu cầu cần tư vấn của Quý khách hàng, chúng tôi cần làm rõ một số nội dung liên quan đến Hợp đồng lao động và thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Thứ nhất, Hợp đồng mà người lao động này ký với Công ty có phải hợp đồng xác định thời hạn hay không? Việc xác định loại Hợp đồng sẽ là căn cứ xác định thời hạn mà người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động nếu muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ.

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, Người lao động đã tự ý bỏ việc có thuộc trường hợp không cần phải báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 35 BLLĐ hay không?

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Người lao động có thể nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện về mặt nội dung lí do nghỉ việc, nếu chấm dứt ngay và không vi phạm về thời hạn báo trước đối với các trường hợp phải báo trước. Như vậy, có thể hiểu, khi người lao động đang tham gia trong quan hệ lao động mà tự ý nghỉ việc nhưng không đảm bảo điều kiện về thời hạn báo trước trong các trường hợp cần phải báo trước thì người lao động đang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 39 BLLĐ và đương nhiên người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi này của mình.

b) Mức phạt mà người lao động cần bồi thường

Theo quy định tại Điều 40 BLLĐ, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là:

(1) Không được trợ cấp thôi việc.

(2) Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

(3) Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động.

Như vậy, theo thông tin Quý Công ty cung cấp, trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc thì số tiền Công ty yêu cầu người lao động phải bồi thường bao gồm: nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cộng với một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày người lao động nghỉ không báo trước.

c) Thủ tục xử lý kỷ luật

Nếu phía Công ty muốn áp dụng các hình thức kỷ luật hay yêu cầu bồi thường đối với người lao động, Công ty phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự thủ tục như sau:

  • Phải chứng minh được lỗi của người lao động, cụ thể: Người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước, không bàn giao lại công việc làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và gây ra một số hậu quả cụ thể đối với Công ty.
  • Tổ chức cuộc họp kỷ luật hoặc yêu cầu người lao động bồi thường, cuộc họp này cần có sự tham gia của Công đoàn hoặc tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên, trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
  • Tại cuộc họp kỷ luật, người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa.
  • Phải có biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật.

Toàn bộ quá trình xử lý kỷ luật, yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại, Công ty cần tiến hành theo đúng trình tự pháp luật quy định, tất cả các cuộc họp xử lý kỷ luật đều phải có mặt người lao động hoặc người đại diện hợp pháp của người lao động, các cuộc họp này đều cần phải ghi nhận thông qua biên bản họp.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết