Bán doanh nghiệp tư nhân là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối một hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp mua lại. Hãy cùng VnLaw hiểu rõ hơn về thủ tục mua bán doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Điều 188 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân tự làm chủ, chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản của mình.
Đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và việc sử dụng lợi nhuận sau thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định Pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác. Trong trường hợp thuê ngoài thì chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm hoạt động của doanh nghiệp.
Các thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân
Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình. Hoạt động bán doanh nghiệp là việc chuyển nhượng vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp sang người khác. Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu
- Quý khách hàng cần chuẩn bị bản sao công chứng của các giấy tờ cá nhân gồm: Căn cước công dân, Hộ chiếu của người mua, người được tặng, người được thừa kế.
- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ chứng minh việc mua bán
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người mua doanh nghiệp nộp hồ sơ Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Người mua có thể nộp qua Internet trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra và xác nhận hợp lệ của hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tính hợp lệ của hồ sơ. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Điều cần lưu ý
Hồ sơ bán doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ bán doanh nghiệp, người bán cần chuẩn bị:
- Thông báo thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư có đầy đủ chữ ký của người mua và người bán.
- Bản sao có công chứng các giấy tờ cá nhân của người mua.
- Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các giấy tờ chuyển nhượng có liên quan.
Hậu quả pháp lý khi bán doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân bị bán vẫn tồn tại và hoạt động kinh doanh
- Có sự thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp
- Trừ trường hợp hai bên tự thỏa thuận, chủ sở hữu cũ phải chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Hướng dẫn hồ sơ thủ tục mua lại công ty cổ phần
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những thủ tục gì?
- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Trên đây là những thông tin cần chuẩn bị về thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân, hy vọng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn. Để tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích khác trong lĩnh vực Luật thì hãy liên hệ ngay với VnLaw để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.