Quy trình đăng ký nhãn hiệu cá nhân cũng tương tự như đăng ký các nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hồ sơ lại có đôi chút khác biệt. Vậy các hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký nhãn hiệu cá nhân là gì? Cùng VnLaw tìm hiểu thông qua bài viết sau bạn nhé!
CÁC HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÁ NHÂN

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá nhân bao gồm các tài liệu gì?
- 02 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Mẫu nhãn hiệu: 05 mẫu nhãn kèm theo, và 02 mẫu nhãn gắn trên tờ khai.
- 01 bản tài liệu chứng minh quyền đăng ký/ tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
- 01 bản giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
- 01 bản chứng từ nộp lệ phí nộp đơn
Lưu ý pháp lý của tờ khai đăng ký nhãn hiệu cá nhân

- Mỗi một tờ khai đăng ký chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ mà thôi
- Mọi tài liệu liên quan đến tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Nếu có một tài liệu nào được làm bằng ngôn ngữ không phải tiếng việt thì cần được dịch ra.
- Tài liệu này phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa và không sửa chữa. Trong trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó. Nhưng đối với các chỗ sửa chữa đó cần có chữ ký xác nhận và đóng dấu nếu có của người nộp đơn.
- Các thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là các thuật ngữ phổ thông (không sử dụng các từ ngữ địa phương, các từ hiếm, từ tự tạo,…). Các ký hiệu, đơn bị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Lưu ý pháp lý của tờ khai đăng ký nhãn hiệu cá nhân
- Một số lưu ý pháp lý của tờ khai
- Mỗi một tờ khai đăng ký chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.
- Mọi tài liệu liên quan đến tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Nếu có một tài liệu nào được làm bằng ngôn ngữ khác thì cần được dịch ra tiếng Việt.
- Tài liệu này phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa và không sửa chữa. Trong trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó. Nhưng đối với các chỗ sửa chữa đó cần có chữ ký xác nhận và đóng dấu nếu có của người nộp đơn.
- Các thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là các thuật ngữ phổ thông (không sử dụng các từ ngữ địa phương, các từ hiếm, từ tự tạo,…). Các ký hiệu, đơn bị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Một số lưu ý khi viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Mô tả nhãn hiệu: cần mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Các từ không phải tiếng Việt cần được phiên âm và dịch ra nếu có nghĩa. Mô tả hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ. Chỉ rõ vị trí gắn từng phần trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
- Thông tin của chủ đơn: Điền đầy đủ các thông tin về chủ đơn là cá nhân hoặc tổ chức.
- Danh mục phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo quy định tại Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 12-2024.
- Mẫu nhãn hiệu: Mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm.
Xem thêm:
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi:
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlawdaiviet) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn