Kinh doanh- Hợp đồng

Các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự

Trường hợp nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự mà không bị vi phạm. Hãy cùng VnLaw tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự
Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự

Theo Luật Dân sự 2015, cá nhân, tổ chức sau khi ký hợp đồng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự khi và chỉ khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng. Như vậy bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không bị vi phạm.

Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng cần phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt; nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

– Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt. Bên bị vi phạm được bồi thường nếu xảy ra thiệt hại.

– Các bên sẽ không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng trừ các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hay giải quyết tranh chấp.

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có căn cứ bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng là bên vi phạm bà phải bồi thường nếu có thiệt hại.

Một số trường hợp chấm dứt hợp đồng

Bên cạnh đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự. Theo Luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự sẽ bị chấm dứt khi gặp một trong các trường hợp sau:

Hợp đồng đã được hoàn thành

Hợp đồng đã được hoàn thành là trường hợp các bên đã thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận.

Theo thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này là do ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng; thỏa thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Việc thỏa thuận chấm dứt phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện chí của hai bên.

Chủ thể giao kết hợp đồng qua đời hoặc chấm dứt hoạt động

Trường hợp này, nếu HĐ phải do chính cá nhân hoặc chính pháp nhân được xác định trong hợp đồng; mà không có ai thay thế hoặc thừa kế tiếp tục thực hiện thì hợp đồng đó sẽ chấm dứt.

Hủy bỏ hợp đồng

Đây là trường hợp khá giống với đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự. Khi một bên trong quan hệ hợp đồng nhận thấy không thể đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Nguyên nhân do bên còn lại không hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ cho bên còn lại như đã giao kết.

Như vậy một bên vi phạm hợp đồng sẽ là điều kiện hủy bỏ hợp đồng.

Đối tượng của hợp đồng không còn

Đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng, đối tượng của HĐ vẫn còn và đảm bảo việc thực hiện được. Nhưng trong quá trình thực hiện vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà đối tượng hợp đồng không còn nữa.

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Điều kiện chấm dứt hợp đồng do thay đổi hoàn cảnh:

  • Các bên không thể lường trước; và nếu như biết trước sẽ không giao kết hoặc giao kết hợp đồng với nội dung khác.
  • Thay đổi nội dung hợp đồng khi đã thực hiện sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
  • Bên có lợi ích ảnh hưởng đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhưng không thể ngăn chặn hay giảm rủi ro.


Trường hợp này cần phải được yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng.

Xem thêm:


Trên đây là trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự và một số trường hợp chấm dứt hợp đồng khác. Truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu những vấn đề
hợp đồng khác.

Dịch vụ khác

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết