Soạn thảo hợp đồng ủy quyền là sử dụng một người khác nhân danh mình thực hiện những công việc được pháp luật cho phép. Vậy khi soạn thảo hợp đồng thì cần lưu ý các vấn đề nào? Cùng Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các bạn hiểu thế nào là hợp đồng ủy quyền?
Theo quy định tại Điều 562 Luật Dân sự 2015 thì: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng dân sự và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Khi một ai đó muốn giao cho người khác thực hiện các quyền của mình một cách hợp pháp thì người đó đã thực hiện hành vi ủy quyền.
Như vậy khi soạn thảo hợp đồng ủy quyền các bạn cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch.
Nội dung của hợp đồng ủy quyền cần có
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận, giao kết giữa các bên cần có một số nội dung chính sau đây:\
- Thông tin của các bên trong hợp đồng
- Những nội dung cụ thể của ủy quyền
- Trường hợp nếu vi phạm ủy quyền
- Thời gian ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong thời gian ủy quyền
- Thù lao
- Các phương thức giải quyết tranh chấp nếu phát sinh
- Một số thỏa thuận khác
Các vấn đề quan trọng trong soạn thảo hợp đồng ủy quyền
Tư cách chủ thể
Khi soạn thảo hợp đồng ủy quyền thì điều quan trọng nhất là tư cách chủ thể. Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân. Các cá nhân và pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân thực hiện các giao dịch dân sự.
Những người đủ 15 – 18 tuổi có thể do người đại diện theo ủy quyền, trừ những giao dịch do pháp luật quy định phải người đủ 18 tuổi trở lên thực hiện.
Trường hợp vi phạm hợp đồng ủy quyền
Bên ủy quyền không có quyền bắt bên bị ủy quyền thực hiện những hành vi không có trong hợp đồng, và trái pháp luật. Nếu trong trường hợp không thực hiện được các nhiệm vụ ủy quyền thì cần xác lập lại hợp đồng ủy quyền.
Hình thức hợp đồng ủy quyền
Hình thực hợp đồng ủy quyền chưa được pháp luật quy định cụ thể. Hợp đồng có thể là lời nói, hành vi, cử chỉ, văn bản giữa các bên.
Thông thường, hợp đồng là văn bản. Một số trường hợp hợp đồng phải được công chứng mới có hiệu lực pháp lý.
Chấm dứt hợp đồng ủy quyền từ một phía
Cả hai bên trong hợp đồng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thù lao: bên ủy quyền phải trả thù lao tương xứng với bên được ủy quyền. Bên ủy quyền phải báo cho bên thứ ba biết hợp đồng đã chấm dứt bằng văn bản
- Không có thù lao: trường hợp này thì các bên phải báo trước cho đối phương một khoảng thời gian hợp lý.
Xem thêm:
- Có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào?
- Các loại tranh chấp hợp đồng thường gặp hiện nay
- Phương pháp thu hồi công nợ phù hợp với quy định của pháp luật
Trên đây là những thông tin về “Các vấn đề quan trọng trong soạn thảo hợp đồng ủy quyền”. Hy vọng qua bài viết các bạn đã trang bị cho mình những kiến thức về luật bổ ích.