Tranh chấp hợp đồng xảy ra khi các bên không thực hiện đúng theo quyền và nghĩa vụ đã cam kết. Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xem là phức tạp và khó giải quyết hơn so với những hợp đồng thông thường.
Xem ngay bài viết dưới đây của VnLaw để tìm hiểu các phương pháp giải quyết tranh chấp này!
Căn cứ Pháp lý
- Điều ước quốc tế;
- Bộ Luật dân sự 2015;
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
- Nghị định 22/2017/NĐ – CP về vấn đề hòa giải thương mại.
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì?
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài; hoặc tất cả các bên tham gia quan hệ hợp đồng đều là người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam; nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ hợp đồng xảy ra tại nước ngoài; hoặc tất cả các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam; nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó lại ở nước ngoài.
Loại tranh chấp hợp đồng này phát sinh khi một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài và phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho những bên liên quan.
Làm sao để giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài?
Tại Việt Nam, có 4 phương thức giải quyết kiểu tranh chấp hợp đồng này đó là : Thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án
Giải quyết bằng thương lượng
Đây là cách thức đơn giản nhất và dễ giải quyết nhất nếu tranh chấp nhỏ xảy ra; và các bên có thiện chí muốn tự xử lý tranh chấp.
Thương lượng là hình thức các bên ngồi lại, tham gia bàn bạc với nhau; nhằm giải quyết những mâu thuẫn hoặc những vấn đề phát sinh khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng; giúp cho quyền lợi của các bên được đáp ứng đầy đủ.
Thương lượng xảy ra theo ý muốn chủ quan của các bên liên quan đến hợp đồng; và không bị quy định hay trình tự pháp luật nào chi phối.
Thương lượng cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản nhằm lưu lại căn cứ nếu có thêm bất cứ tranh chấp nào xảy ra.
Giải quyết bằng hòa giải
Khác với hình thức thương lượng, hòa giải sẽ phải được thực hiện và điều chỉnh theo trình tự hoặc thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Việc hòa giải sẽ được thực hiện khi có sự đồng ý của các bên; và sự tham gia của một bên trung gian là hòa giải viên thương mại. Trách nhiệm của hòa giải viên là kết nối các bên với nhau trong trường hợp hai bên không thể tự xử lý được bằng hình thức thương lượng.
Giải quyết thông qua Trọng tài
Đây cũng được coi là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phổ biến hiện nay.
Giải quyết thông qua Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết thông qua bên thứ ba độc lập là Trọng tài viên; nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết.
Phán quyết đưa ra bởi Trọng tài sẽ bắt buộc các bên liên quan phải tôn trọng và thực hiện
Trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp khi và chỉ khi có yêu cầu xuất phát từ các bên xảy ra tranh chấp; và tranh chấp đó bắt buộc phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Giải quyết thông qua Tòa án
Thông qua Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp bằng quyền lực nhà nước.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt theo quy định của Pháp luật; thông quan 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm.
Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc các bên phải tôn trọng và cưỡng chế thi hành.
Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 664 Bộ luật dân sự 2015; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo:
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên hoặc Luật Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn; thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Xem thêm
- Những lưu ý phải biết khi ký kết hợp đồng thương mại!
- Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến thường gặp hiện nay
Trên đây là 4 cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Truy cập trang web của chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin liên quan đến hợp đồng và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng.