DOANH NGHIỆP

Điều kiện cần có để nhượng quyền thương mại

Điều kiện nhượng quyền thương mại là những điều kiện theo quy định của pháp luật để chủ thể cần phải đáp ứng khi muốn thực hiện hoạt động nhượng quyền. Vậy điều kiện cần có pháp luật quy định là gì? Hãy cùng VnLaw tìm hiểu thông qua bài viết sau bạn nhé.

Điều kiện cần có để nhượng quyền thương mại
Điều kiện cần có để nhượng quyền thương mại

Hẳn bạn cũng đã biết, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán cung ứng hàng hóa dịch vụ theo điều kiện:

  • Việc mua bán do bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng, quảng cáo của bên nhượng quyền
  • Bên nhượng quyền có thể kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành.

Vậy điều kiện cần có để nhượng quyền thương mại là gì?

Cơ sở căn cứ pháp lý

  • Mục 1 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
  • Khoản 2 điều 3 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP
  • Điều 8, điều 9 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP

Điều kiện cần có với bên nhượng quyền thương mại

Theo quy định trước đây, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 1 năm. Xét trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài thì trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại, thương nhân Việt Nam đó cần phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất ở Việt Nam 1 năm.
  • Thương nhân đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Các hàng hóa và dịch vụ kinh doanh nhượng quyền thương mại không thuộc đối tượng vi phạm quy định tại Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
Bên nhượng quyền cần hoạt động ít nhất 1 năm
Bên nhượng quyền cần hoạt động ít nhất 1 năm

Tuy nhiên, đó chỉ là quy định cũ trước đây mà thôi. Hiện nay, theo quy định hiện hành mới nhất thì bên nhượng quyền chỉ cần thỏa mãn điều kiện hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm là được. Còn điều kiện về đăng ký hay quy định về hàng hóa dịch vụ đã được bãi bỏ.

Việc đăng ký nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không cần thực hiện đăng ký nhưng vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công thương.

Điều kiện cần có đối với bên nhận quyền thương mại

Trước đây, quy định với bên nhận quyền là phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Nhưng quy định này hiện nay đã được bãi bỏ, bên nhận quyền không còn chịu bất cứ ràng buộc nào khi nhận quyền theo quy định của pháp luật nữa.

Mặc dù không còn điều kiện pháp luật nào cần bên nhận quyền đáp ứng, nhưng bên nhận quyền cần đáp ứng các điều kiện theo thỏa thuận với bên nhượng quyền. Thỏa thuận này do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Xem thêm:

Trên đây là điều kiện cần có để nhượng quyền thương mại mà VnLaw muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn cần thêm thông tin gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các luật sư chuyên nghiệp tư vấn chi tiết. 

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump? Để đánh giá liệu Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump vào năm 2025 hay không, chúng ta cần xem xét bối cảnh kinh tế, chính trị, và chiến lược hiện tại (tính...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết