Tranh chấp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào?

Trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, các cá nhân, tổ chức không khó để vướng vào các tình huống tranh chấp. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào cho hợp lý nhất. Cùng VnLaw đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005, tranh chấp hợp đồng thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Như vậy, tranh chấp thương mại chính là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. 

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Để giải quyết được tranh chấp hợp đồng thương mại, chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm của nó. Từ hai quy định trên của pháp luật, có thể nhận thấy một số đặc điểm của tranh chấp thương mại:

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.

Thứ hai, chủ thể của các tranh chấp thương mại là thương nhân; chính các thương nhân cũng là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại. Các bên trong tranh chấp thương mại có thể đều là thương nhân hoặc chỉ có một bên trong tranh chấp là thương nhân.

Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột hay mâu thuẫn về quyền và lợi ích vật chất mà các bên trong tranh chấp muốn hướng đến.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào?

Theo quy định được ghi tại Điều 317 Luật thương mại 2005, Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, đó là:

Thông qua hình thức thương lượng

Thương lượng hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trong quan hệ tranh chấp sẽ tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp và tháo gỡ những bất đồng phát sinh; từ đó loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hoặc phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. 

Quá trình thương lượng giữa các bên sẽ không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật  nào về trình tự hay thủ tục giải quyết.

Kết quả thương lượng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên; không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo cho việc thực thi đối với thỏa thuận trong quá trình thương lượng.

Thông qua hình thức hòa giải 

Căn cứ quy định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo những quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

Nguyên tắc hòa giải

– Các bên tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

– Các thông tin liên quan đến việc hòa giải phải được giữ bí mật; trừ trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật hiện hành có quy định khác.

– Nội dung thỏa thuận hòa giải không được vi phạm điều cấm của pháp luật; không trái đạo đức xã hội; không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ; và không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

– Theo quy định được ghi tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. 

– Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại thông qua trọng tài

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật. Cụ thể là luật Trọng tài thương mại 2010.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

– Trọng tài viên sẽ phải tôn trọng thỏa thuận của các bên; nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái với đạo đức xã hội.

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo các quy định của pháp luật.

– Các bên tranh chấp đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm là tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ được tiến hành không công khai; trừ trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Phán quyết của trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp thương mại.

– Trường hợp một bên khi tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc bị mất năng lực hành vi; thỏa thuận trọng tài vẫn sẽ có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc là người đại diện theo pháp luật của người đó; trừ trong trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trường hợp một bên khi tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động hoặc bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức; thỏa thuận trọng tài vẫn sẽ có hiệu lực đối với tổ chức nào tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó; trừ trong trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại thông qua Tòa án

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

– Tuân thủ pháp luật trong Bộ luật tố tụng dân sự

– Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tranh chấp

– Được bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

– Bảo đảm, bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

– Giải quyết độc lập, chỉ tuân theo quy định pháp luật

– Tòa án xét xử theo nguyên tắc kịp thời, công bằng và công khai

– Bảo đảm sự vô tư và khách quan trong tố tụng dân sự

– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án

– Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định đưa ra của Tòa án

– Bảo đảm quyền tranh tụng trong quá trình xét xử.

Xem thêm:


Bài viết trên đây, bạn đọc đã được tìm hiểu về 04 hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Truy cập website của chúng tôi để biết thêm những thông tin liên quan.

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết