Doanh nghiệp

Giải thể công ty cổ phần cần làm những gì?

Một doanh nghiệp muốn giải thể cần tuân theo những thủ tục trong quy định của pháp luật. Vậy chính xác giải thể công ty cổ phần cần làm những gì? Bài viết ngay dưới đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này. Cùng theo dõi bài viết với VnLaw nhé!

Trường hợp giải thể công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định của pháp luật quy định trong điều 207 Luật doanh nghiệp 2020:

  • Công ty không gia hạn thời hạn hoạt động đã kết thúc trong Điều lệ công ty
  • Căn cứ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Trường hợp công ty không còn đủ số lượng thành viên theo quy định. Trong 6 tháng liên tục mà công ty không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần bị thu hồi giấy chứng nhận thành lập công ty cổ phần. Loại trừ trường hợp Luật quản lý thuế có quy định khác.
  • Chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản. Và không trong quá trình tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Trường hợp công ty cổ phần bị giải thể
Trường hợp công ty cổ phần bị giải thể

Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty công ty cổ phần

Muốn giải thể cần có sự nhất trí của các cổ đông quyết định thông qua giải thể. Quyết định này bao gồm lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể 

Sau khi có quyết định giải thể thì phải thông báo cho các bên có quyền và lợi ích liên quan. Nếu nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán vẫn còn thì phải gửi kèm phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có thông tin về chủ nợ như tên, địa chỉ của chủ nợ. Các thông tin khác liên quan đến số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó. Cũng như cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Giải thể công ty cổ phần cần làm những gì?
Giải thể công ty cổ phần cần làm những gì?

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Trong Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự:

  • Các khoản nợ thuộc về người lao động. Cụ thể là lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết
  • Nợ thuế
  • Các khoản nợ khác
  • Phần còn lại sau hi thanh toán hết nợ thuộc về cổ đông.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Hồ sơ giải thể được nộp tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ Hải quan
  • Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng cửa mã số thuế sau khi được cơ quan Hải quan xác nhận
  • Khi có thông báo đóng cửa mã số thuế thì công ty nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Các giấy tờ cần có trong hồ sơ giải thể

  • Thông báo giải thể của doanh nghiệp
  • Báo cáo thanh lý tài sản, danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Nó bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau (nếu có)
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về giải thể công ty
  • Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu hoặc con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký thuế (trường hợp được cấp)
  • Giấy ủy quyền thực hiện do công ty Luật soạn thảo, chẳng hạn như VnLaw (nếu sử dụng công ty luật)

Xem thêm: 

Như vậy là VnLaw đã chia sẻ cho mọi người những thông tin chi tiết nhất về giải thể công ty cổ phần cần làm gì. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy comment dưới bài viết để được giải đáp nhé!

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết