Hợp đồng đặt cọc thực tiễn áp dụng
Hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong giao dịch bất động sản. Hợp đồng này đảm bảo cho người mua hoặc người thuê muốn chắc chắn rằng họ có cơ hội sở hữu hoặc sử dụng tài sản mà họ quan tâm. Trong khi người bán hoặc cho thuê muốn đảm bảo rằng họ sẽ nhận được giá trị mà họ đã thỏa thuận. Với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp luật sư trên 25 năm Vnlaw xin chia sẻ kinh nghiệm về thực tiễn triển khai Hợp đồng đặt cọc.
Định nghĩa hợp đồng đặt cọc
Theo điều 332 của Bộ luật dân sự
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí qúy, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hợp đồng đặt cọc thường là một thoả thuận giữa hai bên. Bên đặt cọc (thường là bên mua hoặc bên thuê) và Bên nhận cọc (thường là người bán hoặc người cho thuê). Nội dung thỏa thuận bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản ( tiền, kim khí, đá quý…) để nhằm đảm bảo cho giao dịch mua bán hoặc thuê tài sản.
Nội dung hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc nên có các điều khoản sau:
- Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu hoặc được quyền khai thác. Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở thì phải có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ);
- Thông tin Bên nhận đặt cọc (Ghi thông tin đầy đủ trên Giấy chứng nhận những ai là chủ sở hữu, chủ sử dụng)
- Thông tin tài khoản ngân hàng (nếu sử dụng phương thức chuyển khoản)
- Giá trị tài sản đặt cọc;
- Giá trị của tổng tài sản thanh toán hoặc tổng giá trị thuê;
- Thời hạn thực hiện Hợp đồng;
- Phương thức liên lạc thông tin cho nhau (ghi rõ cách thức, nên sử dụng tin nhắn, email, thông báo bằng văn bản để lưu chứng cứ chứng minh);
- Phương thức thực hiện hợp đồng;
- Hình thức hợp đồng ( riêng giao dịch mua bán nhà, đất thì bắt buộc phải công chứng);
- Nghĩa vụ của các bên trong giao dịch ( nghĩa vụ thuế, phí, nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên…)
- Phương thức thanh toán;
- Nghĩa vụ khi một trong hai bên vi phạm Hợp đồng.
- Chữ ký hai bên vào từng trang Hợp đồng cùng người làm chứng (nếu có)
…
Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính chắc chắn và đáng tin cậy của giao dịch. Nó đảm bảo rằng các bên tham gia vào giao dịch sẽ tuân theo các điều kiện đã thỏa thuận và thực hiện cam kết của họ. Nếu một bên không tuân thủ các điều kiện của hợp đồng, họ có thể mất cọc.
Quyền lợi của các bên trong hợp đồng đặt cọc
Bên đặt cọc (người mua hoặc người thuê):
- Đảm bảo tính chắc chắn của giao dịch.
- Bảo vệ quyền lợi của họ trong trường hợp người bán hoặc người cho thuê không tuân thủ hợp đồng.
- Có thể nhận lại cọc nếu các điều kiện trong hợp đồng không được thực hiện.
Bên nhận đặt cọc (người bán hoặc người cho thuê):
- Đảm bảo tính chắc chắn của giao dịch.
- Bảo vệ quyền lợi của họ trong trường hợp người mua hoặc người thuê không tuân thủ hợp đồng.
- Có thể giữ cọc nếu người gửi cọc không tuân theo hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc phổ biến sử dụng trong giao dịch
Hợp đồng mua bán nhà đất. Đối với giao dịch mua bán nhà đất thì Hợp đồng đặt cọc được sử dụng đến 99%. Đây là biện pháp an toàn nhất trong giao dịch bất động sản để đảm bảo tính chắc chắn của giao dịch.
Hợp đồng thuê nhà, thuê trung tâm thương mại: Người thuê cam kết trả một khoản tiền đặt cọc cho người cho thuê để đảm bảo việc duy trì và bảo vệ tài sản trong quá trình thuê.
Kết luận
Hợp đồng đặt cọc đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh doanh và bất động sản, đảm bảo tính chắc chắn và đáng tin cậy của giao dịch cho cả hai bên. Nó bảo vệ quyền lợi của người mua hoặc người thuê và người bán hoặc người cho thuê, đồng thời cung cấp cơ hội để xử lý mâu thuẫn trong giao dịch một cách công bằng. Tuy nhiên điều quan trọng là khi hai bên áp dụng cần thỏa thuận càng chi tiết càng tốt, điều này giúp triển khai Hợp đồng mua bán sau này được thuận lợi và dễ dàng hơn tránh tranh chấp không đáng có.
Tham khảo:
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn