Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là điều bắt buộc đối với những doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trên thị trường để đảm bảo các quyền lợi cho các bên và người lao động. Hãy cùng Luật Doanh Nghiệp chia sẻ bạn cách làm thủ tục này qua bài viết dưới đây.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước về việc tạm ngừng kinh doanh và thời gian tạm ngừng chậm nhất 15 ngày kể từ ngày tạm ngừng.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Một công ty đăng ký tạm ngừng cần có các hồ sơ sau:
- Thông báo tạm ngừng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Biên bản họp về quyết định tạm ngừng kinh doanh
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh có dấu của doanh nghiệp
Ngoài những giấy tờ trên thì doanh nghiệp phải đăng công bố trên mạng và niêm yết công khai tại trụ sở chính của công ty trong thời gian 36 giờ kể từ ngày tạm ngừng.
Nội dung thông báo tạm ngừng doanh nghiệp phải kê khai các thông tin:
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp thông báo tạm ngừng
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng
- Lý do doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy định
- Đại diện pháp lý ký và đóng dấu vào thông báo
Thời gian tạm ngừng được Pháp luật quy định
Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thì thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không quá 1 năm. Quá 1 năm mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm dừng kinh doanh thì phải báo với Cơ quan Đăng ký kinh doanh. Thời gian đăng ký tạm dừng kinh doanh không quá 2 năm liên tiếp.
Một số chú ý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh
- Trong khoảng thời gian tạm ngừng thì doanh nghiệp phải nộp đủ các số thuế còn nợ, thanh toán khoản nợ với các bên và khách hàng.
- Nếu người nộp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì phải nộp hồ sơ quyết đoán thuế.
- Phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Cơ quan đăng ký phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế.
Hướng dẫn các bước làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Có 2 cách để nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh là nộp trực tiếp và nộp trực tuyến
Cách 1: Nộp trực tiếp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố công ty đặt trụ sở chính.
Cách 2: Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia
- Bước 1: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia
- Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin vào hệ thống
- Bước 3: Đính kèm các file hồ sơ
- Bước 4: Xác nhận sự hợp lệ và nộp hồ sơ.
Xem thêm:
- Những trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Thành lập công ty cần chuẩn bị những thủ tục gì?
- Hợp đồng kinh tế là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng kinh
Trên đây là hướng dẫn làm thủ tục tạm ngừng thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm những kiến thức pháp luật bổ ích.