Tin tức

Góc nhìn của luật sư về vụ Ngân hàng Eximbank Quảng Ninh tính lãi kép và lãi theo dư nợ gốc

Góc nhìn của luật sư về vụ Ngân hàng Eximbank Quảng Ninh tính lãi kép và lãi theo dư nợ gốc

Vụ chủ thẻ tín dụng bị Eximbank Quảng Ninh yêu cầu phải trả hơn 8 tỷ đồng tiền lãi quá hạn cho số dư nợ gốc hơn 8 triệu đồng dưới góc nhìn luật sư.

Những ngày gần đây cả xã hội xôn sao về vụ việc Eximbank Quảng Ninh tính lãi của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng với khoản nợ gốc 8,5 triệu đồng sau 11 năm thành hơn 8,8tỷ đồng. Hãy cùng luật sư của Vnlaw tìm hiểu sự việc dưới góc nhìn pháp lý nhé.

Quy định pháp luật về lãi suất và áp dụng luật

Theo Bộ luật dân sự 2005

Ðiều 476. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
  2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  1. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  2. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  3. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Vậy với cách tính thông thường theo quy định của BLDS 2015  thì khoản nợ 8,5 triệu của khách hàng không trả sau 11 năm sẽ là lãi suất quá hạn. Vì vậy áp dụng lãi suất quá hạn sẽ là 30% cho 1 năm theo giới hạn cao nhất của Bộ luật dân sự. Theo cách tính này ta sẽ có:

8,5tr (gốc) + 8,5tr * 30% *11 = 8,5 tr + 28,05tr= 36,55 triệu.

Tuy nhiên thực tế Eximbank Quảng Ninh yêu cầu khách hàng phải trả hơn 8 tỷ đồng tiền lãi quá hạn theo như thông tin báo đài đã đăng có phù hợp không?

Có thể Eximbank Quảng Ninh đang áp dụng cách tính gộp lãi cộng gốc khi đến hạn và kỳ tiếp lại dùng tổng lãi và gốc trước để trở thành gốc mới và vòng tròn lãi tiếp tục trong 11 năm. Ngân hàng này cho rằng công thức tính của mình là đúng theo quy định của ngành ngân hàng. Chính vì vậy Eximbank Quảng Ninh đã áp dụng và cho ra một con số khủng như đã đề cập bên trên.

Lãi suất kép thẻ tín dụng
Lãi suất kép thẻ tín dụng

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và sửa đổi bổ sung 2017 về lãi suất như sau:

Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

  1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
  2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2008 và 2015 hướng dẫn áp dụng như sau:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

  1. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
  2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Khoản nợ của khách hàng theo như Eximbank công bố là 11 năm vậy thì thời điểm phát sinh khoản nợ là năm 2013.

Như vậy Luật áp dụng sẽ là Bộ luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật ban hành văn bản pháp luật 2008.

Áp dụng Luật ban hành văn bản pháp luật 2008 quy định về thứ tự áp dụng các văn bản luật thì về vấn đề lãi suất được áp dụng theo điều 476 Bộ luật dân sự “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.

Ngoài ra Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định trong điều 91 “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy hiểu theo điều này Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận với nhau về lãi suất và lãi suất quá hạn trong theo quy định của pháp luật. Vậy viện dẫn quy định pháp luật lại dẫn chiếu về điều 476 của BLDS.

Từ đó kết luận rằng không có quy định nào cho phép các tổ chức tín dụng được áp dụng lãi suất vượt trần 150% lãi suất công bố của Ngân hàng nhà nước.

Và cũng không có quy định nào cho phép các tổ chức tín dụng được cộng gộp lãi vào gốc để tính thành gốc mới cho các kỳ tiếp theo.

Thực tế vụ việc của eximbank Quảng Ninh

Qua các phân tích pháp luật và áp dụng pháp luật thì cách tính gộp lãi vào gốc qua các thời điểm của Eximbank Quảng Ninh là không đúng so với các quy định pháp luật tại thời điểm đó. Vì vậy khoản thông báo nợ của Eximbank Quảng Ninh là không có giá trị pháp luật. Nếu Eximbank Quảng Ninh thực thi thu hồi được khoản nợ 8,8 tỷ này thì còn có nguy cơ đối mặt với tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trên đây là góc nhìn của luật sư đối với vụ việc nợ thẻ tín dụng gây tranh cãi trong cộng đồng của Eximbank Quảng Ninh với khách hàng. Chúng tôi hy vọng qua phân tích của mình sẽ góp phần sáng tỏ hơn về mặt pháp lý đối với sự việc trên.

 

Tham khảo:

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương – Phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

 

Dịch vụ khác

Luật sư nhìn nhận vụ tai nạn máy nghiền xi măng ở Yên Bái và quy định về An toàn lao động

Luật sư nhìn nhận vụ tai nạn máy nghiền xi măng ở Yên Bái và quy định về An toàn lao động

Luật sư nhìn nhận vụ tai nạn máy nghiền xi măng ở Yên Bái và quy định về An toàn lao động An toàn lao động trong môi trường lao động là một yếu tố không thể thiếu. Gần đây theo báo điện tử Dân trí đăng ngày 22/4/2024  một vụ tai nạn...
Xem chi tiết

Hợp đồng giả tạo qua vụ chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

Hợp đồng giả tạo qua vụ chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

  Hợp đồng giả tạo qua vụ chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh Hợp đồng giả tạo, hợp đồng giả cách hay giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ...
Xem chi tiết

Quy định về quà biếu của doanh nghiệp?

Quy định về quà biếu của doanh nghiệp?

Quy định về quà biếu của doanh nghiệp?   Luật sư cho tôi hỏi: Vào các ngày lễ tết như Tết trung thu, Tết nguyên đán thì công ty có chuẩn bị quà biếu để mang lên trụ sở Cơ quan nhà nước để chúc Tết, có nơi thì chúc tập thể (cả phòng...
Xem chi tiết