Tranh chấp hợp đồng mua bán là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận.
Tranh chấp hợp đồng cũng có thể xảy ra từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng.
Vậy để biết các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, hãy theo dõi bài viết sau đây của VnLaw để biết thêm chi tiết nhé!
Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán
Tranh chấp hợp đồng mua bán có các đặc điểm sau:
- Có sự vi phạm hợp đồng mua bán;
- Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm;
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra;
- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng có nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng:
- Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng mua bán;
- Do sự chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng ( cố tình không thực hiện đúng như hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình);
- Đối với tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì ngoài những nguyên nhân được kể trên thì còn có thể là do: năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế trong quan hệ thương mại quốc tế, thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như tập quán thương mại quốc tế;
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng:
- Sự biến đổi của các yếu tố như: giá cả, tỷ giá, cung cầu trên mỗi nước khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng lớn đến quyền lợi giữa đôi bên và có nguy cơ dẫn đến xảy ra tranh chấp;
- Những sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách ngẫu nhiên khi hai bên đã ký hợp đồng mà không nằm trong trường hợp đồng miễn trách nhiệm;
- Đối với tranh chấp hoạt động mua bán quốc tế, ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có thể kể đến như: hợp đồng mua bán liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai nước khác nhau; bên cạnh đó còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên hông tìm hiểu chi tiết mà đã ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký hợp đồng không đúng, không đầy đủ, từ đó cách hiểu giữa hai bên không thống nhất với nhau làm xảy ra tranh chấp; sự thay đổi về những chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, các bên có thể thực hiện một số thủ tục pháp lý như đàm phán, giải quyết qua trọng tài hoặc đưa ra tòa án. Việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và thỏa thuận giữa các bên.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên nên giữ cho việc thương lượng và giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách trung thực và công bằng. Nếu các bên không thể giải quyết được tranh chấp, thì việc áp dụng các quy định pháp lý sẽ là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng
- Đây là phương án giải quyết mà các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp, không cần đến sự trợ giúp của bên thứ 3.
- Với phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp có thể không hiệu quả vì phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải
- Đây là phương án giải quyết có sự tham gia của bên thứ ba. Người hòa giải với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai tranh chấp.
- Phương thức hòa giải này cũng giống như thương lượng, nó chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài
- Phương pháp giải quyết tranh chấp này là các bên đưa mẫu thuẫn, bất đồng nhờ bên thứ 3 là trọng tài viên hoặc trung tâm trọng tài giả quyết. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.
- Với cách giải quyết thông qua trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian giả quyết nhanh, các trọng tài viên thường có chuyên môn cao, đảm bảo bí mật, tính chung thẩm,…
- Tuy nhiên, với cách giải quyết này thì chi phí thường khá cao, hiệu lực phán quyết của trọng tài không cao bằng táo án.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án
- Tòa án là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng.
- Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án cũng có những ưu điểm và khuyết điểm như:
+ Các bên quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên;
+ Với nguyên tắc hai cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp cấp sơ thẩm có khả năng có khả năng được khắc phục tại cấp sơ thẩm;
+ Án phí tại Việt Nam thấp hơn phí trọng tài.
- Tuy vậy, hạn chế của phương thức giải quyết này là thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài do thủ tục tố tụng rất nghiêm ngặt.
Trên đây là bài viết toàn bộ nội dung về tranh chấp hợp đồng mua bán của VnLaw. Nếu bạn quan tâm đến các thông tin liên quan đến luật kinh doanh hãy ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!