Các cá nhân khi mới khởi nghiệp thường mắc phải rất nhiều những vấn đề pháp lý. Để quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng, rõ ràng, hãy xem ngay bài viết dưới đây của VnLaw về những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp.
Vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp chính:
- Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân/ tổ chức làm chủ.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 cá nhân/ tổ chức là thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần: Có từ 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông.
- Công ty hợp danh: Có ít nhất 1 thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty và một hoặc một số thành viên góp vốn.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản của cá nhân đó.
Loại hình doanh nghiệp là một trong những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Vì thế bạn nên cân nhắc để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích, khả năng và nhu cầu của bản thân.
Tên doanh nghiệp và trụ sở chính
Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ về tên doanh nghiệp mới thành lập.
Lưu ý nhất là tên doanh nghiệp sẽ không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký hoặc thuộc những trường hợp bị cấm. Ví dụ như sử dụng những từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; sử dụng tên cơ quan nhà nước mà chưa được chấp thuận.
Ngành nghề kinh doanh
Việc xác định ngành nghề kinh doanh cũng là một trong những vấn đề pháp lý cần biết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến ba nhóm ngành nghề mà Pháp luật đòi hỏi phải có thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Tùy từng ngành mà doanh nghiệp có thể phải đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định: Nhà đầu tư cần phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của ngân hàng.
Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề: Ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán,…
Vốn điều lệ
Tùy vào từng ngành nghề và loại hình doanh nghiệp cần có số vốn điều lệ khác nhau. Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ loại tài sản nào sẽ dùng để góp vốn thành lập. Đối với tài sản không phải là tiền, ngoại tệ, vàng cần được định giá chuyên nghiệp; làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế.
Người đại diện theo Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật phải là cá nhân và có cư trú tại Việt Nam. Người đại diện có nghĩa vụ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, với cá nhân hoặc tổ chức khác.
Xác định người đại diện của doanh nghiệp là quan trọng về mặt pháp lý và tổ chức khi thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm: Những vấn đề pháp lý doanh nghiệp thường xuyên gặp phải
Một số điều lưu ý khác khi thành lập doanh nghiệp
Các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với Sở kế hoạch và đầu tư;
- Khắc bảng hiệu và treo tại trụ sở công ty;
- Lập sổ sách kế toán của DN;
- Đăng ký chữ ký số;
- Báo cáo thuế hàng tháng/ quý;
- Báo cáo sử dụng lao động;
- Báo cáo tài chính;…
Xem thêm:
Trên đây VnLaw đã tổng hợp một số vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Để biết thêm những thông tin liên quan tới pháp luật doanh nghiệp, hãy truy cập website của chúng tôi!