Tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến. Vậy khi nào kiểu dáng công nghiệp được cho là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ? Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp tiến hành như thế nào? Bài viết này của VnLaw sẽ giải đáp thắc trên cho bạn.
Hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của nước Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi vi phạm bao gồm:
- Chưa được phép của chủ sở hữu trong thời hạn hiệu lực của bằng bảo hộ vẫn còn mà sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng không quá khác biệt
- Khi sử dụng mà không trả tiền đền bù về quyền tạm thời
- Chủ sở hữu nộp đơn biết có người đang sử dụng kiểu dáng công nghiệp với mục đích thương mại. Mà người sử dụng đó không có quyền sử dụng trước. Vậy thì chủ sở hữu có quyền thông báo về việc mình nộp đơn. Gồm ngày nộp và ngày công bố trên công báo để người đó chấm dứt hoặc tiếp tục sử dụng.
- Nếu trường hợp người được thông báo vẫn tiếp tục vi phạm thì khi có bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người kia trả một khoản tiền đền bù. Khoản này tương đương giá chuyển giao trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Điều tra, thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng
Ở bước này, cần xác định một vài vấn đề chính như sau:
- Đối tượng xâm phạm là ai?
- Hành vi xâm phạm như thế nào?
- Địa chỉ xâm phạm là ở đâu?
- ….
Sau khi điều tra và thu thập đầy đủ thông tin về hành vi xâm phạm thì sẽ có phương án xử lý tốt nhất.
Giám định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Giám định là rất cần thiết. Nó nhằm mục đích:
- Tra cứu và xác định một cách chính xác đối tượng, nội dung
- Người có chuyên môn có thể đưa ra đáp án chính xác về việc kiểu dáng công nghiệp thật sự bị xâm phạm, đạo nhái.
Dựa trên cơ sở của giám định mà cơ quan có thẩm quyền có thể chắc chắn buộc tội người vi phạm. Cũng như có đầy đủ chứng cứ để đi vào giải quyết vụ việc
Gửi khuyến cáo/cảnh cáo hành vi cho bên vi phạm
Sau khi chủ sở hữu có kết quả chắc chắn thì bạn nên gửi thư khuyến cáo cho người vi phạm. Mục đích chính là thương lượng giữa hai bên trước. Đây được xem là cách giải quyết dễ dàng và thoải mái nhất. Cũng chính là cách giải quyết tốt nhất. Thêm nữa, nếu yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết thì ca hai sẽ mất kha khá thời gian đó.
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Bước này chỉ nên thực hiện khi trường hợp thương lượng không hiệu quả hoặc không thương lượng được. Khi đó, nên để cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi bằng biện pháp hành chính.
Chủ sở hữu cần nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Các cơ quan này sẽ tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu của bạn. Khi hồ sơ thủ tục của bạn đã đáp ứng yêu cầu, họ thông báo về biện pháp xử lý trong 30 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ phù hợp yêu cầu.
Xem thêm:
Trên đây giải đáp của VnLaw về quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này thì có thể liên hệ trực tiếp với VnLaw để được tư vấn.