Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
2. Một số lưu ý trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
a. Về trụ sở chính của doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Hơn nữa, khi đưa ra ý kiến tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân, cần lưu ý về vấn đề chọn trụ sở doanh nghiệp, trụ sở là nhà có sổ đỏ và hợp đồng thuê trụ sở nếu là trụ sở thuê vì doanh nghiệp cần phải chứng minh quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp khi có cơ quan thuế kiểm tra trụ sở.
b. Đặt tên công ty
Lưu ý rằng tên công ty không được gây trùng lặp hay gây nhầm lẫn (Quy định về cách đặt tên cụ thể tại Điều 37, Điều 38 Luật Doanh nghiệp).
c. Bản sao công chứng giấy từ chứng thực cá nhân của các thành viên là cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật như: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Cần lưu ý thêm về thời hạn có hiệu lực của Giấy tờ chứng thực cá nhân
d. Kiểm tra các quy định pháp luật về ngành nghề công ty định kinh doanh. Trường hợp công ty lựa chọn kinh doanh các ngành nghề mà Nhà nước có quy định về vốn pháp định thì doanh nghiệp cần chuẩn bị số vốn tối thiểu bằng số vốn đó để đăng ký vốn điều lệ của Công ty.
e. Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Mẫu Giấy đề nghị tại Thông tư số 01/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
– Đối với doanh nghiệp xã hội: Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường;
– Đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội;
- Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì cần có văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức nhận ủy quyền
4. Các điểm cần chú ý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty cần tiến hành thêm một số thủ tục sau:
- Khắc con dấu;
- Kê khai đăng ký thuế và nộp tiền thuế môn bài;
- Mua chữ ký số;
- Phát hành hóa đơn GTGT;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội