Doanh nghiệp

Hỏi đáp về vi phạm thời hạn góp vốn điều lệ trong công ty TNHH

Hỏi đáp về vi phạm thời hạn góp vốn điều lệ trong công ty TNHH

Câu hỏi:

Tôi và 3 người khác là anh A, chị Z, anh X thành lập một công ty TNHH, vốn điều lệ là 5 tỷ. Tỷ lệ cụ thể là: Tôi góp 30%, 3 người còn lại mỗi người góp 20%. Công ty triệu tập họp Hội đồng thành viên bầu anh A làm Giám đốc vì anh đã có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp. Gần đây, chúng tôi phát hiện anh A đã ký kết 01 Hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty nước ngoài vượt quá thẩm quyền. Điều lệ công ty đã quy định rõ những giao dịch trên 5 tỷ đều phải do Chủ tịch Hội đồng thành viên ký hoặc phải có ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên thì anh A mới có quyền ký. Thời hạn giao nhận hàng sắp đến mà Công ty chúng tôi không kịp sản xuất đủ hàng cho đối tác. Hơn nữa, từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đã qua thời hạn 90 ngày mà anh A vẫn chưa góp vốn vào Công ty, chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhưng anh ta liên tục lảng tránh. Tôi có những thắc mắc sau:

a) Tôi muốn biết tư cách thành viên của anh A còn không khi anh A vi phạm thời hạn góp vốn điều lệ? Trường hợp anh A không có tư cách thành viên thì nếu Hợp đồng này có tổn thất anh A có phải chịu trách nhiệm bằng phần vốn đã cam kết góp không? 

b) Hợp đồng được ký bởi anh A với Công ty nước ngoài kia có hiệu lực không, công ty tôi muốn giải phóng nghĩa vụ theo Hợp đồng thì phải làm gì? Nếu anh A không phải thành viên của Công ty thì anh A có đương nhiên không còn là Giám đốc của Công ty không? Nếu anh A vẫn còn tư cách Giám đốc thì chúng tôi cần phải làm gì để bãi nhiệm anh A? 

Trả lời:

a) Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp như sau:

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác vớitài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

Do đó, căn cứ vào Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, anh A vi phạm thời hạn góp vốn điều lệ cụ thể là chưa góp vốn cho công ty tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì anh A đương nhiên không còn là thành viên của Công ty. Trong thời gian 90 ngày chưa góp đủ vốn, anh A vẫn phải chịu trách nhiệm đối với số vốn anh đã cam kết góp, được thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

b) Về hiệu lực của Hợp đồng ký kết bởi anh A với công ty nước ngoài. Điểm e Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của Giám đốc như sau: 

Điều 63. Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

Mặc dù điều kiện về chủ thể ký kết Hợp đồng không đúng theo quy định, hợp đồng này là vô hiệu . Tuy nhiên, trong thực tế các thành viên góp vốn khác trong công ty đều biết về Hợp đồng này, và trên đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp nếu anh A là giám đốc đại diện theo pháp luật thì Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài không bị vô hiệu. Công ty muốn giải phóng nghĩa vụ với đối tác nước ngoài thì cần tham vấn luật sư về các điều khoản trong hợp đồng, từ đó mới có thể đánh giá được hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Điều 55 Luật Doanh nghiệp quy định về Hội đồng thành viên như sau:

Điều 55. Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phảihọp một lần.

2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;

c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;

d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

e) Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toántrưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

l) Quyết định tổ chức lại công ty;

m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Như vậy, việc bổ nhiệm Giám đốc được thông qua bởi Hội đồng thành viên, không có quy định Giám đốc Công ty phải là thành viên Công ty, việc anh A không là thành viên Công ty không làm mất tư cách Giám đốc của anh A. 

Theo đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tư cách Giám đốc của anh A cần phải thông qua Hội đồng thành viên, Công ty cần mở cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua ý kiến bãi nhiệm, trình tự mở cuộc họp phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Tham khảo:

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết