Doanh nghiệp

Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh như thế nào?

Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy hãy cùng Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu các hình thức đăng ký đó qua bài viết dưới đây.

Theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam thì hình thức doanh nghiệp được chia thành 9 loại. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và mục đích hoạt động riêng.

các hình thức đăng ký kinh doanh
các hình thức đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân tự đứng lên làm chủ. Và chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh. Người đứng đầu doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp, có quyết định với mọi hoạt động của đơn vị đó.

Công ty hợp danh: phải có ít nhất 2 thành viên. Công ty không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công tu, tiến hành hoạt động kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: các thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ về khoản nợ và tài sản khác của doanh nghiệp. Công ty  sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Đây là một trong những hình thức đăng ký kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam. Đa số các công ty nước ta đều theo hình thức này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng tài sản cho bên thứ ba, có thể là tổ chức hoặc cá nhân khác.

Công ty Nhà nước: đúng với tên gọi đây là công ty do nhà nước thành lập. Nhà nước sẽ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thực hiện tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật. Công ty nhà nước thường hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, dịch vụ thiết yếu. Sự thành lập được quyết định bởi các bộ trưởng, thứ trưởng,..

Công ty cổ phần: là các cá nhân, tổ chức góp vốn hình thành doanh nghiệp. Các cổ đông chịu trách nhiệm về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, còn được phát hành chứng khoán có công chứng theo quy định.

Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế do tập thể cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có chung nhu cầu, lợi ích, tự nguyện góp vón xây dựng nên. Hợp tác xã thu hút phần lớn người lao động tham gia. Và có đầy đủ quyền lợi của một doanh nghiệp theo pháp luật.

Doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức doanh nghiệp có 2 hoặc nhiều bên hợp tác trên cơ sở hợp đồng. Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở pháp luật. Vốn pháp định phải có ít nhất bằng 30% vốn đầu tư.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: được thành lập với vốn 100% nước ngoài tại Việt Nam. Phải tự quản lý và chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh. Vốn pháp định của doanh nghiệp phải bằng 30% vốn đầu tư.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về việc lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết