Kinh doanh- Hợp đồng

Hợp đồng kinh tế là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là gì? Có thể hiểu Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên bằng việc ký kết hợp đồng. Hãy cùng Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu khái niệm và quy định pháp luật về hợp đồng này.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Theo pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể nào về hợp đồng kinh tế.

Tuy nhiên, theo Pháp lệnh thì Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản, tài liệu giao dịch được ký kết về việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu và các thỏa thuận khác phục vụ mục đích kinh doanh.

Nếu bạn định soạn thảo hợp đồng thì theo quy định của Luật Thương mại có thể đặt tên hợp đồng theo mục đích như: Họp đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng dịch vụ quảng cáo; họp động dịch vụ hội chợ…

hợp đồng kinh tế là gì
hợp đồng kinh tế là gì

Nội dụng trong hợp đồng kinh tế

Mỗi hợp đồng sẽ có các nội dung khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên chúng ta khi soạn thảo cần chú ý các mục sau:

  1. Tên hợp đồng theo từng mục đích trong Luật Thương mại
  2. Tên chủ thể giao kết hợp đồng.
  3. Nội dung thỏa thuận hợp đồng được các bên đồng thuận
  4. Ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng.
  5. Thỏa thuận phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại cho các bên.
  6. Thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp nếu xảy ra.
  7. Hiệu lực của hợp đồng, thời gian thực hiện.
  8. Người đại diện ký kết hợp đồng và đóng dấu
Nội dung của hợp đồng kinh tế
Nội dung của hợp đồng kinh tế

Điều kiện để hợp động có hiệu lực

  • Các bên ký kết hợp đồng kinh tế phải hợp pháp. Tức là  việc các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng theo quy định của Pháp luật.
  • Các bên ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ ý chí thực, không có sự ép buộc hay đe dọa. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm hợp đồng khi ký kết bị vô hiệu hóa.
  • Nội dung của hợp đồng không  được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Các sản phẩm của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung hợp đồng phải nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nếu không thực hiện được quyền và nghĩa vụ này thì hợp đồng không được công nhận.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về Hợp đồng kinh tế là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, các bạn có thể truy cập website của Luật Doanh Nghiệp để được hỗ trợ nhanh nhất. 

 

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi:

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết