Doanh nghiệp

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Hiện nay có các hình thức mua bán doanh nghiệp nào phổ biến? Những hình thức này có đặc điểm gì? Xem ngay bài viết dưới đây của VnLaw để đi tìm lời giải đáp.

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến
Hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (hay còn gọi M&A) thông thường có thể được thực hiện dưới 2 hình thức phổ biến đó là: mua tài sản hoặc mua cổ phiếu.

Mua tài sản

Mua tài sản là việc mà một công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của một công ty khác. Đồng thời khi đó sẽ diễn ra việc dịch chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp.

Mua cổ phiếu

Mua cổ phiếu là hình thức mà ở đó một công ty sẽ tiến hành mua lại phần lớn hoặc toàn bộ số cổ phiếu của một công ty khác. Và do đó công ty này trở thành cổ đông lớn nhất của công ty bị mua cổ phiếu.

Ưu và nhược điểm của các hình thức M&A 

Mua tài sản

Ưu điểm:

– Trong các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến; khi áp dụng hình thức mua tài sản; người mua sẽ có quyền chọn lựa tài sản mua cũng như một số khoản nợ khác. Nhờ đó mà bên mua sẽ có thể tránh khỏi những khoản nợ không lường trước được và có khả năng kiểm soát được giao dịch.

– Người mua chỉ cần phải làm việc với người đại diện theo ủy quyền của HĐQT hay HĐCĐ của bên bán. Không phải mất công sức để đàm phán với nhiều cổ đông như hình thức mua cổ phiếu.

Nhược điểm:

– Tốn kém rất nhiều về thời gian, công sức và chi phí để thẩm định, định giá nhiều loại tài sản; chuẩn bị thủ tục và giấy tờ để chuyển quyền sở hữu khiến cho giao dịch trở nên cồng kềnh.

Mua cổ phiếu

Ưu điểm:

– Do chỉ thực hiện mua cổ phiếu của công ty bị mua lại; nên sẽ không xảy ra sự pha loãng cổ đông như sáp nhập doanh nghiệp.

Quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với mua tài sản. Nguyên nhân do giảm thiểu được nhiều thủ tục.

Nhược điểm:

– Người mua cổ phiếu có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra những “tranh chấp không dự tính được” (môi trường, thuế hay kiện tụng của bên thứ ba)

Xem thêm:


Như vậy có thể thấy hiện nay các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là mua tài sản và mua cổ phiếu. Mỗi một hình thức sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ dựa vào các tiềm lực, các điều kiện và khả năng của mình để làm căn cứ từ đó lựa chọn một hình thức phù hợp nhất. 

Tất nhiên việc đưa ra quyết định là không hề dễ dàng, quý công ty cần liên hệ với một đơn vị tư vấn luật để giúp DN có được quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất.

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết