Kinh doanh- Hợp đồng

Các nguyên tắc cần biết khi soạn thảo hợp đồng thương mại

Khi soạn thảo hợp đồng thương mại, để tránh gặp phải các vấn đề pháp lý; người soạn thảo cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Để biết những quy tắc đó là gì, hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của chúng tôi.

Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng thương mại
Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng thương mại

Xem thêm:


Các nguyên tắc cần biết khi soạn thảo hợp đồng thương mại

Ngôn ngữ, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng

Chính xác 

Điều đó có nghĩa là, ý nghĩa của từ ngữ sử dụng trong hợp đồng phải phản ánh trung thực ý chí của các bên tham gia hợp đồng.

Do đó bắt buộc người giao kết phải có vốn từ ngữ kinh tế phong phú và sâu sắc. Không để xảy ra những sai sót đáng tiếc, tốn kém nhiều tiền của, công sức; nhất là những đơn vị có thỏa thuận về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Cụ thể 

Có nghĩa là, trong việc thỏa thuận các điều khoản; các bên tham gia hợp đồng nên lựa chọn những con số, những từ ngữ thể hiện ý đồ, mục đích hoặc nội dung mà họ muốn đạt được.

Tránh sử dụng ngôn từ mang ý chung chung vì rất có thể đây là thủ thuật trốn tránh trách nhiệm thực hiện hợp đồng của những cá nhân thiếu thiện chí. 

Đơn nghĩa 

Có nghĩa là tránh sử dụng những từ có thể hiểu với nhiều nghĩa. Nếu không lựa chọn chặt chẽ, thể hiện đúng mục đích của chủ thể đề nghị ký hợp đồng.

Tránh trường hợp tạo sơ hở cho kẻ gian lợi dụng gây thiệt hại cho đối tác hoặc trốn trách nhiệm khi vi phạm. 

Đảm bảo đúng thông tin, yêu cầu và phù hợp với quy định của pháp luật

– Một trong những nguyên tắc quan trọng khi soạn thảo hợp đồng thương mại là phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng. 

– Do yêu cầu của các bên rất đa dạng nên khi soạn thảo cần phải biết lựa chọn và “truyền tải” vào từng nội dung trong điều khoản của hợp đồng.

– Tuy nhiên, không phải yêu cầu nào cũng được pháp luật bảo hộ. Có những yêu cầu hợp pháp và cũng có cả những yêu cầu trái pháp luật. Vì vậy, trên cơ sở yêu cầu của các bên và đối chiếu với quy định của pháp luật; người soạn thảo hợp đồng cần phải phân tích để chọn ra yêu cầu chính đáng của khách hàng để soạn thảo trong hợp đồng.

Phải dự đoán được những rủi ro có thể phát sinh từ hợp đồng

– Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với người soạn thảo hợp đồng thương mại. Khi ký hợp đồng, không một bên nào lại mong muốn có những rủi ro có thể xảy ra đối với mình. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng các rủi ro có thể luôn tiềm ẩn và nảy sinh đối với các bên. 

– Có nhiều loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những rủi ro này có thể phát sinh từ các rủi ro về chủ thể hợp đồng; việc thanh toán chậm trễ; sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến nguồn hàng hay giá cả thanh toán;…

– Do đó, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra đối với người soạn thảo là phải dự đoán những rủi ro này có thể nảy sinh và thông qua soạn thảo. Từ đó hạn chế được thấp nhất những thiệt hại có thể nảy sinh từ các rủi ro về mặt pháp lý. 

Trên đây, VnLaw đã tổng hợp cho bạn một số nguyên tắc cần biết khi soạn thảo hợp đồng thương mại. Để biết thêm về hợp đồng và những thông tin liên quan, vui lòng truy cập website của chúng tôi.

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết