Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Tranh chấp thương mại là một tình trạng xảy ra khá là phổ biến của nền kinh tế thị trường. Hầu như hoạt động thương mại diễn ra do các bên ký kết hợp đồng không nắm rõ quyền và nghĩa vụ. Để hiểu rõ các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, Vn Law xin gửi tới các bạn bài chia sẻ dưới đây.
>>> Có thể bạn nên biết:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng bạn nên biết?
- Có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào?
Tranh chấp thương mại là gì
Theo Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Như vậy, bạn có thể hiểu tranh chấp thương mại là mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Cơ sở pháp lý
- Luật thương mại
- Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 (25/11/2015)
- Các văn bản pháp luật có liên quan
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Mâu thuẫn thường xảy ra do hành vi một trong hai bên không thực hiện đúng các cam kết đã thương lượng trong hợp đồng. Khi gặp trường hợp này, các bên thường tìm cách giải quyết với mục đích giải tỏa sự xung đột, bất đồng mà khó có thể chấp nhận được. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài.
Phương thức thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ bên thứ 3 nào.
Theo quy định, Điều 329 Luật thương mại: “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Đây chính là hình thức giải quyết tranh chấp được Nhà nước khuyến khích bởi nó giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo được quan hệ hợp tác của cả hai bên.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phương thức hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên trung gian thứ 3 (cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân) để hỗ trợ các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại bỏ các bất đồng.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ – CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Ở Việt Nam, ưu tiên việc các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh bất đồng trong thương mại. Nếu khi không xử lý được vấn đề mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Thực tế, hiện nay, mỗi năm số lượng tranh chấp được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm trên 50% tổng số vụ việc được giải quyết.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Phương thức giải quyết bởi trọng tài
Khi xảy ra những tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp sẽ đưa ra quyết định bắt buộc cưỡng chế đối với các bên.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 nêu rõ như sau
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm
Điều kiện giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Phương thức giải quyết bởi Tòa án
Là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử có thẩm quyền (nhân danh quyền lực nhà nước) được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy trình.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:
– Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
– Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
– Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
– Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
– Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
– Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
>>> Xem thêm:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp
- Có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào?
Trên đây là lời chia sẻ của chúng mình về các hình thức tranh chấp hợp đồng thương mại gửi đến các bạn. Vn Law luôn sẵn sàng ở đây làm người bạn đồng hành và là điểm tựa vững chắc cho khách hàng. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn