Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh và cấu trúc tổ chức, bài viết này trình bày về sự khác biệt giữa Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên khác nhau. Chúng tôi sẽ đi sâu vào các khía cạnh pháp lý, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi loại hình công ty này. Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp của bạn.
Điểm giống nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Cả hai công ty này đều có tư cách pháp nhân khi nhận đăng kí kinh doanh.
+ Chủ sở hữu đều có thể là tổ chức hoặc cá nhân góp vốn.
+ Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của cá nhân.
+ Công ty có thể tăng giảm thuế điều lệ sau 2 năm từ khi cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
+ Ban kiểm soát không bắt buộc phải thành lập.
+ Các thủ tục liên quan đến pháp lý gia nhập thị trường/ rút lui khỏi thị trường giống nhau.
+ Không được phát hành cổ phiếu
+ Cả hai công ty đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Điểm khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Tiêu chí |
Công ty TNHH 1 thành viên |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
Số lượng thành viên |
Có 1 thành viên tham gia góp vốn | Có tối thiểu 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên tham gia góp vốn |
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty |
-Tăng vốn điều lệ thông của việc chủ sở hữu góp thêm vốn/huy động vốn từ người khác
-Chủ sở hữu quyết định tăng hình thức tăng mức vốn điều lệ. Trường hợp, vốn điều lệ bằng vốn huy động=>> Công ty phải chuyển sang hình thức Công ty TNHH 2 thành viên/ Công ty CP |
Công ty chỉ được tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
+ Tăng vốn góp các thành viên + Tiếp nhận thêm vốn của các thành viên mới. – Có thể giảm vốn bằng cách mua lại cổ phần của các thành viên khác. |
Chuyển nhượng vốn góp |
Toàn quyền nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ. | Khi muốn chuyển nhượng cổ phần bắt buộc phải bán cho các thành viên còn lại.
– Trong vòng 30 ngày, các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua. Nếu các thành viên còn lại không mua thì có quyền nhượng quyền cho bên thứ 3 cùng điều kiện điều khoản với các thành viên còn lại. |
Cơ cấu tổ chức |
– Hội đồng thành viên không bắt buộc.
– Công ty do tổ chức sở hữu được quản lý theo 2 mô hình: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. |
– Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Hội đồng thành viên + Chủ tịch Hội đồng thành viên + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc |
Trách nhiệm đối với vốn góp |
Chủ sở hữu có trách nhiệm và nghĩa vụ với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ | Các thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ với các khoản nợ của doanh nghiệp với số vốn cam kết góp. |
Nhận xét
Ưu điểm
+ Cả hai đều có tư cách pháp nhân nên các thành viên của công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
+ Các thành viên của công ty không nhiều và chủ yếu là những người quen biết nhau. Điều này hình thành sự tin cậy, việc điều hành công ty không quá phức tạp.
+ Chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ trong nội bộ công ty nên dễ dàng kiểm soát
Nhược điểm
+ Việc huy động vốn bị hạn chế do không được quyền phát hành cổ phiếu.
+ Chịu sự điều chỉnh chặt của trách nhiệm hơn với công ty tư nhân
+ Quá trình chuyển nhượng chặt sẽ nên khả năng huy động vốn gặp khó khăn.
Xem thêm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên là gì?
- Mẫu biên bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 2023
Trên đây là toàn bộ sự giống và khác nhau giữa 2 hình thức công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì thì đừng ngại ngần để bình luận bên dưới. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.