Tin tức

Điều kiện để được công nhận là pháp nhân

Pháp nhân là gì và điều kiện để được công nhận là pháp nhân như thế nào? Nếu bạn đang có hai thắc mắc trên; hãy xem ngay bài viết dưới đây của VnLaw để được giải đáp.

Điều kiện để được công nhận là pháp nhân
Điều kiện của pháp nhân

 

Pháp nhân là gì?

Hiện nay, Pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể về pháp nhân. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản: pháp nhân là những tổ chức mà có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác có thể kể đến như chính trị, kinh tế, xã hội…

Nếu một cá nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân; sẽ không được pháp luật công nhận có quyền ký kết các văn kiện pháp lý về kinh tế, chính trị hay xã hội (nếu vẫn cố tình ký kết; văn bản đó sẽ bị coi là vô hiệu lực).

Điều kiện để được công nhận là pháp nhân

Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về những điều kiện của pháp nhân. Theo đó:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.


Như vậy, để được công nhận là pháp nhân, một tổ chức phải đáp ứng đủ 4 điều kiện như trên.

Phân loại pháp nhân

Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân; tùy theo tiêu chí mà chia tổ chức thành những loại pháp nhân phù hợp.

Theo mục tiêu chính của pháp nhân, ta phân chia thành 2 nhóm: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015; pháp nhân thương mại là pháp nhân được thành lập với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt của các pháp nhân thương mại sẽ phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Pháp nhân phi thương mại

Căn cứ tại Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân được thành lập không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận cũng không được phân chia cho các thành viên.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt của các pháp nhân phi thương mại sẽ phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015; các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. 

Xem thêm:


Trên đây là một số điều kiện của một tổ chức để được công nhận là pháp nhân. Việc xác định tổ chức có phải là một pháp nhân hay không vô cùng quan trọng; vì nó ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của các hợp đồng mà tổ chức ký kết.

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết