Sở hữu trí tuệ

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là những đối tượng nào?

Kiểu dáng công nghiệp thể hiện trí óc của người thiết kế; là tài sản vô cùng có giá trị, tạo ra sự khác biệt của mỗi cá nhân. Vì thế kiểu dáng công nghiệp cần được bảo hộ. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Theo dõi bài viết dưới đây của VnLaw để tìm hiểu về những đối tượng này!

Những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là quyền lợi của các doanh nghiệp tránh khỏi sự sao chép của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên bảo hộ công nghiệp không áp dụng đối với tất cả các đối tượng cho dù có đáp ứng đủ 3 điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Một số đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.


Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

Hình dáng bắt buộc phải có đo đặc tính kỹ thuật của sản phẩm; nếu được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả là hạn chế sáng tạo (thay vì mục đích khuyến khích sáng tạo ban đầu của pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp). Bởi vì những hình dáng này là kết quả tất yếu và bắt buộc đối với sản phẩm bất kỳ có đặc tính kỹ thuật tương tự.

Nếu bảo hộ loại hình dáng này sẽ dẫn tới một số bất hợp lý: 

  • Không đảm bảo điều kiện về tính sáng tạo;
  • Những chủ thể khác khi áp dụng tính chất kỹ thuật tương tự đối với các sản phẩm của họ sẽ không thể thực hiện được (trong khi kết quả này là bắt buộc phải có);
  • Không áp dụng được sự kế thừa, phát triển các kiểu dáng và bản chất về sự thỏa thuận của cộng đồng với chủ thể sáng tạo.


Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

Về cơ bản hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng không phải là kiểu dáng công nghiệp của đối tượng đó; và cũng không thể đáp ứng yêu cầu về tính sản xuất công nghiệp. Hình dáng này là sự dựng hình từ bản vẽ thiết kế xây dựng. Do đó, đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đây nên là bản vẽ; thay vì là sản phẩm được tạo ra từ bản vẽ.

Mặt khác, công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp có thể có hình dáng bên ngoài giống nhau; bởi vì chúng có thể coi là do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có. Nhưng điểm quyết định sự khác biệt giữa các công trình lại không phải là hình dáng; mà là thiết kế bên trong công trình như vật liệu xây dựng, cách bố trí đồ trang trí và nội thất bên trong. Vì vậy đó là lý do mà hình dáng bên ngoài của công trình dân dụng hoặc công nghiệp là đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

Một trong những tính năng quan trọng nhất của kiểu dáng công nghiệp là tính thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ giúp thu hút người dùng từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đối với những sản phẩm mà hình dáng bên ngoài là một trong những điểm quan trọng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm; thì việc bảo hộ là cần thiết.

Trong khi đó, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm; thể hiện tổng thể của sản phẩm. Do đó, hình dáng của các chi tiết bên trong của sản phẩm, của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm; mà không thể quan sát khi sử dụng sản phẩm; muốn nhìn thấy phải tháo rời các bộ phận hoặc bóc gỡ vào bên trong không thể đảm bảo tính chất bên ngoài.

Do đó, các kiểu dáng này, cho dù kiểu dáng có đáp ứng được các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo hay khả năng áp dụng công nghiệp cũng là đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Xem thêm:


Trên đây là 3 đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; cho dù đáp ứng đủ điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ khác

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn giúp tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình đăng...
Xem chi tiết

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – HỒ VĂN PHƯƠNG TÂM BẺ GÃY NGAI VÀNG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – HỒ VĂN PHƯƠNG TÂM BẺ GÃY NGAI VÀNG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – HỒ VĂN PHƯƠNG TÂM BẺ GÃY NGAI VÀNG Ngai vàng Triều Nguyễn là bảo vật quốc gia được đặt ở khiu vực điện Thái Hòa (Đại nội Huế), đây là chiếc ngai vàng nguyên bản của triều Nguyễn. Vậy, Hồ Văn Phương Tâm có...
Xem chi tiết

VỤ KẸO KERA PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

VỤ KẸO KERA PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

VỤ KẸO KERA – PHÂN TÍCH PHÁP LÝ CHI TIẾT Gần đây, Hoa hậu Thùy Tiên bị cáo buộc liên quan đến vụ sản xuất và buôn bán kẹo rau củ Kera – một sản phẩm được quảng bá rầm rộ với công dụng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, qua điều tra,...
Xem chi tiết