Trong kinh doanh không thể tránh khỏi những tranh chấp và giải quyết. Vậy giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp?
Tranh chấp kinh doanh là vấn đề khó tránh khỏi trong kinh doanh. Việc này thường được phát sinh khi các bên chưa thông nhất được quan điểm chung. Pháp luật có quy định về giải quyết phù hợp để có thể áp dụng trong thực tế. Cùng Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu qua bài viết sau.
Giải quyết tranh chấp là gì?
Giải quyết tranh chấp là khi xảy ra mâu thuẫn giữa tổ chức với tổ chức, tổ chức với cá nhân, cá nhân với nhau thì phải lựa chọn phương thức xem xét và giải quyết. Có thể là xử lý dân sự, hôn nhân, kinh doanh dựa trên tài liệu và chứng cứ có trong vụ án. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Theo Luật Kinh doanh 2005 thì nếu xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thì áp dụng các hình thức giải quyết sau:
- Thương lượng giữa các bên
Đây còn được gọi là phương pháp hòa giải. Nghĩa là các bên thông qua việc tự thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, không có sự can thiệp của bên thứ ba. Việc thương lượng này thường có tính bảo mật cao, không được tiết lộ ra ngoài. Các bên hòa giải dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất các nội dung. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thủ tục cho cả hai bên.
Ngoài ra, phương pháp này không chịu ràng buộc của pháp luật. Tuy nhiên nội dung thỏa thuận phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
- Phương pháp hòa giải có bên thứ ba làm trung gian
Nếu các bên không tự hòa giải được với nhau thì có thể mời bên thứ ba là trung gian hòa giải. Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức, cơ quan. Việc hòa giải này giúp những vấn đề đang bị tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, không vượt quá giới hạn, tránh sự xung đột không cần thiết giữa các bên.
Phương pháp này cũng không chịu tác động của pháp luật. Các bên tham gia tự nguyện và thỏa thuận.
- Phương pháp giải quyết bằng trọng tài hoăc tòa án
Phương thức này được sử dụng khi cả hai bên không thể tự thỏa thuận và bên thức trung gian.
Giải quyết bằng tòa án hay trọng tài là giải quyết trên sự can thiệp của pháp luật.
Phương pháp này được giải quyết trên quy định của pháp luật.
Khi mà giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án, thì các bên phải tuân thủ 100% phán quyết.
Xem thêm:
- Thành lập công ty dược phẩm cần những thủ tục gì?
- Điều kiện và thủ tục thành lập công ty bất động sản
- Quy trình và thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trên đây là những thông tin về giải quyết tranh chấp là gì? Phương pháp giải quyết trong kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có trong mình những kiến thức bổ ích.