DOANH NGHIỆP

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Gần đây, một câu hỏi được gửi đến VnLaw với nội dung như sau: “Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?” Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này, hãy theo dõi để có câu trả lời cho câu hỏi trên bạn nhé. 

Hộ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp là gì?

Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi quyết định kinh doanh nhỏ lẻ. Do một cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch, và được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Theo Nghị Định 01/2021/NĐ-CP, mặc dù hộ kinh doanh vẫn có tên riêng, có địa điểm kinh doanh cũng như ngành nghề kinh doanh như các loại doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, chúng vẫn không được xem là một doanh nghiệp.

Có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?
Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Thứ nhất, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, do đó không có dấu tròn, cũng không cần vốn pháp định. Loại hình này cũng không cần theo chế độ thuế khoán hay việc viết hóa đơn giá trị gia tăng. Ngay cả báo cáo tài chính hay các hợp đồng kinh tế cũng không cần ký kết. Ngược lại với hộ kinh doanh, pháp luật có quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế, dấu tròn của doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.

Thứ hai, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. 

Các thành viên tham gia hộ kinh doanh đó mới được coi là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là một cách gọi chung cho nhóm các cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn mà thôi. Trách nhiệm vô hạn là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, hộ kinh doanh không phải đăng ký, trừ khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Một số hộ kinh doanh không phải đăng ký như sau:

  • Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
  • Làm muối
  • Bán hàng rong, quả vặt
  • Buôn chuyến
  • Kinh doanh lưu động
  • Làm dịch vụ có thu nhập thấp

Có thể hiểu hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh, thế nên thu nhập tính thuế và thu nhập cá nhân thuộc về người đứng tên hộ kinh doanh đó.

Xem thêm:

Với những lý do trên thì hộ kinh doanh không thể là doanh nghiệp được. Tuy chỉ kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng nó lại không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Nếu bạn cần thủ tục thành lập hộ kinh doanh thì có thể liên hệ với VnLaw để được tư vấn và hỗ trợ. 

Liên hệ

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết