Sở hữu trí tuệ

Hỏi đáp về hành vi được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

CÂU HỎI:

Anh B có một sáng chế (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và vẫn đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam). Ông A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của anh B, tuy nhiên, ông đã đã tự tạo ra sáng chế giống với sáng chế của anh B để áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Như vậy, hành vi của ông A có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế không?

TRẢ LỜI:

(câu trả lời chỉ mang tính tham khảo)

Theo  Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định về Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Theo Điều 131 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

1. Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

2. Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.

3. Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Điều 134 quy định về Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như sau:

1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Thứ nhất, xét tính tương đồng của sáng chế: Vì đây là sáng chế mà ông A nghĩ ra mà không phải sao chép toàn bộ sáng chế của anh B nên cần kiểm tra kỹ càng về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế ông A so với anh B mới có thể xác định tính tương đồng của 2 sáng chế và đưa ra kết luận liệu ông A có vi phạm khi sử dụng sáng chế vào mục đích thương mại hay không (thường được quyết định bởi ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thứ hai, xác định thời gian tồn tại sáng chế: cần kiểm tra sáng chế của ông A có xuất hiện trước thời điểm anh B nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hay không. Căn cứ khoản 1 Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ 2019, nếu ông A đã sử dụng trong phạm vi và khối lượng có từ trước (hoặc chuẩn bị trước), việc sử dụng này không vi phạm pháp luật. Ông có thế tiếp tục sử dụng trong phạm vi và khối lượng như vậy mà không cần phải trả tiền hoặc khoản đền bù nào cho anh B.

Trường hợp anh B nhận thấy sáng chế của ông A không xuất hiện trước khi mình nộp đơn bảo hộ cũng như có độ tương tự cao so với sáng chế của anh, căn cứ khoản 1 Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 anh B có thể đề thông báo cho bên ông A. Nếu ông A còn tiếp tục sử dụng sáng chế với mục đích thương mại, anh B có thể đề nghị giám định sáng chế và thực hiện các hành động pháp lý cần thiết để kiện ông A yêu cầu một khoản bồi thường và dừng hành vi thương mại ngay lập tức. 

____________________________

Tham khảo:

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết