ĐẦU TƯ

Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư mới nhất 2023

Một giấy phép đầu tư sau khi được cấp sẽ có một thời hạn nhất định. Do đó, khi sắp hết thời hạn hoạt động được ghi trên giấy phép thì nhà đầu tư cần gia hạn lại. Bài viết này của VnLaw sẽ chia sẻ đến bạn thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư mới nhất hiện nay.

Thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư
Thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư

Căn cứ cơ sở pháp lý của thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư

  • Căn cứ theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14
  • Theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ gia hạn giấy phép đầu tư

  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đầu tư – 02 bản
  • Nếu doanh nghiệp chưa cấp đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thì cần có công chứng mã số thuế – 02 bản
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đến thời điểm gia hạn
  • Báo cáo tháng, quý, năm đã nộp cho Sở Kế hoạch đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp chế xuất
  • Công chứng báo cáo tài chính năm gần với thời điểm gia hạn nhất  – 01 bản
  • Đề xuất của dự án: diện tích văn phòng, email, số điện thoại, lao động,…
  • Công chứng hộ chiếu và xác nhận cư trú của người đại diện
  • Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án như hợp đồng thuê, giấy tờ nhà đất, quyết định xây dựng,…
  • Nếu công ty hoạt động thương mại thì cần có công chứng giấy phép kinh doanh

Thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư

Lời khuyên mà VnLaw muốn gửi đến bạn là nên thực hiện gia hạn trước khi hết thời hạn cấp phép khoảng 3 – 5 tháng. Nếu bạn gia hạn giấy phép đầu tư cũng là đang gia hạn thời hạn thực hiện dự án.

Bạn chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ được nêu ở trên, số lượng là 2 bộ. Hồ sơ có thể được làm bằng Tiếng Việt hoặc có thể là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Tuy nhiên, khi sử dụng các văn bản bằng tiếng nước ngoài thì chúng cần được dịch và công chứng.

Với hồ sơ đã chuẩn bị, tùy theo trụ sở và địa điểm để gửi đến các cơ quan tiếp nhận hồ sơ khác nhau:

  • Nếu doanh nghiệp bạn có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án ở ngoài khu công nghiệp thì gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Nếu doanh nghiệp bạn có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án ở trong khu công nghiệp thì gửi đến Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất.

Nếu toàn bộ hồ sơ của bạn hợp lệ thì có thể hoàn thành thủ tục gia hạn trong 15 ngày làm việc.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư

  • Chỉ có thể nộp hồ sơ khi đã góp đủ vốn theo cam kết và thực hiện đầy đủ báo cáo đầu tư
  • Doanh nghiệp có thể vừa điều chỉnh nội dung trên giấy chứng nhận cùng với thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đầu tư
  • Nếu đã quá hạn mà doanh nghiệp không thực hiện việc gia hạn sẽ bị buộc chấm dứt hoạt động và nộp lại giấy phép đầu tư đã được cấp
  • Nếu đã quá hạn và muốn gia hạn thì phải thực hiện theo quy định và chịu mức phạt từ 70.000.000VNĐ cho đến 100.000.000VNĐ và buộc phải gia hạn giấy chứng nhận đầu tư.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của VnLaw về thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư. Nếu bạn cần tư vấn thêm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 09.888.999.26 bạn nhé. 

Dịch vụ khác

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump? Để đánh giá liệu Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump vào năm 2025 hay không, chúng ta cần xem xét bối cảnh kinh tế, chính trị, và chiến lược hiện tại (tính...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết