Việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp xảy ra khi tình hình kinh doanh gặp một số vấn đề trục trặc: nhu cầu thị trường, lợi nhuận thấp, vốn đầu tư không đủ… Hướng dẫn thủ tục hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp không khó, nhưng nếu các doanh nghiệp không nắm được các điều cơ bản sẽ gặp khó khăn. Trong bài viết dưới đây, VN Law sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn thông tin cụ thể liên quan nhé!
Tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng của doanh nghiệp tạm ngừng tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng với đối tác, không được xuất các hóa đơn bán hàng liên quan đến kinh doanh.
Tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp có nêu:
– Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
– Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Hướng dẫn chi tiết thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:
“Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm”.
Như vậy, theo quy định Luật doanh nghiệp 2020 khi công ty có nhu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần thực hiện thông báo bằng văn bản về thời điểm tạm ngừng chậm nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Hồ sơ chi tiết | Công ty cổ phần | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Công ty TNHH 1 thành viên | Công ty tư nhân |
Bản sao công chứng CCCD/ CMND/ hộ chiếu người thực hiện thủ tục | x | x | x | x |
Biên bản họp hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc tạm dừng kinh doanh | x | x | ||
Thông báo việc tạm dừng hoạt động kinh doanh | x | x | x | x |
Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ) | x | x | x | x |
Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh | x | |||
Quyết định của hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc tạm ngưng kinh doanh | x | x |
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp
5 bước thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm dừng kinh doanh
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng công ty theo quy định của luật doanh nghiệp 2020
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Bước 3: Sở kế hoạch đầu tư tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả
Bước 4: Doanh nghiệp xác nhận giấy do KH – ĐT cấp
Khi hồ sơ đã đủ tiêu chuẩn, sở KH – ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh (cụ thể thời gian)
Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế liên quan
Các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý hoặc năm, doanh nghiệp tiến hành nộp các loại tờ thuế đúng quy định. Đây là bước mà các doanh nghiệp thường bỏ sót dẫn tới nộp chậm giấy tờ và bị phạt tiền oan.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Trên đây là các thông tin chi tiết về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 09.888.999.26 để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.