Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Ngày nay, với mục đích là tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng và nâng cao lợi thế sản phẩm trên thị trường mà các doanh nghiệp rất tập trung đầu tư để tạo ra nhãn hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Hiện nay ở Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo quy tắc “First to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Chính vì vậy, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.
Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Quy trình gồm bao nhiêu bước? Bài viết sau đây VnLaw sẽ hướng dẫn chi tiết, bạn hãy cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị Luật tư vấn, đồng hành
- Việc lựa chọn đơn vị tư vấn khi thực hiện tra cứu và đăng ký nhãn hiệu rất là quan trọng.
- Các đơn vị tư vấn là đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
- Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết.
- Các tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ có chức năng đại diện cho chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ/ ký thay đơn cho chủ đơn để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm
- Bạn cần chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu được lựa chọn để đăng ký không tương tự các nhãn hiệu nổi tiếng, các nhãn hiệu khác đã được đăng ký trước đó.
- Bên cạnh đó, cần lựa chọn thêm danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ cần thực hiện theo bảng phân loại quốc tế.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
- Để nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp bằng bảo hộ, chủ thể sở hữu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định nhãn hiệu sắp đăng ký có trùng hay tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa, có thể căn cứ theo dữ liệu trên thư viện số Sở hữu công nghiệp để tra cứu.
- Sau khi có kết quả tra cứu, chủ đơn sẽ cân nhắc việc có nên hay không nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có được cấp bằng hay không?, nếu không thì cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bằng bảo hộ.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét duyệt, chờ đợi lâu dài nhưng không được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Các cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ theo các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh/ Đà Nẵng.
- Nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ.
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để tiến hành thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu nhãn hiệu.
Khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải thực hiện thanh toán lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
- Thời gian thẩm định hình thức đơn:01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thời hạn công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ:02 tháng.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung hồ sơ: 09-12 tháng.
Bước 7: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp bằng
Sau khi kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và sẽ nêu rõ lý do.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Sau khi có thông báo về dự định cấp bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu.
- Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 1-2 tháng kể từ ngày đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Xem thêm:
Trên đây là bài viết hướng dẫn tư vấn làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam của VnLaw. Nếu bạn quan tâm đến các thông tin liên quan đến luật kinh doanh hãy ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!