Để soạn thảo hợp đồng chuẩn cần cân nhắc đến rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố ngôn ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số quy định của pháp luật hiện hành về ngôn ngữ của hợp đồng.
Xem thêm:
- Các nguyên tắc cần biết khi soạn thảo hợp đồng thương mại
- Lỗi thường gặp khi soạn thảo ký kết hợp đồng!
Ngôn ngữ của hợp đồng được quy định như thế nào?
Trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 không có quy định nào về ngôn ngữ hợp đồng. Vì vậy, có thể hiểu nguyên tắc chung là các bên ký kết có thể tự thỏa thuận ngôn ngữ hợp đồng; trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ hợp đồng.
Tuy nhiên, tại Điều 404 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về ngôn từ trong giải thích hợp đồng, cụ thể như sau:
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng; thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu; thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau; sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng; thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia; thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Quy định ngôn ngữ hợp đồng trong một số ngành riêng biệt
Trong một số ngành riêng biệt cũng có những quy định khác nhau về ngôn ngữ của hợp đồng. Cụ thể:
– Ngôn từ sử dụng trong HĐ giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt; trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc hệ thống pháp luật có quy định khác (theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010).
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bưu chính năm 2010; HĐ cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên trong hợp đồng có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác; thì văn bản bằng ngôn ngữ khác và văn bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau.
– Luật xây dựng 2014 và Nghị Định NĐ 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cũng quy định ngôn từ được sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
– Một số trường hợp bắt buộc phải công chứng hợp đồng. Ví dụ chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn nhà, đất của cá nhân hoặc hộ gia đình,… Các loại hợp đồng kể trên cũng cần phải viết bằng tiếng Việt mới có thể đáp ứng được điều kiện công chứng.
Qua bài viết này, rất mong bạn đọc đã nắm rõ những quy định về ngôn ngữ của hợp đồng. Truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về hợp đồng và các vấn đề liên quan.
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn