Đất đai - Dự án

Những điều bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất

Bất động sản là hình thức đầu tư được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên các vấn đề liên quan tới đất đai rất dễ xảy ra tranh chấp nếu người bán và người mua không tìm hiểu kỹ lưỡng. Hãy xem ngay những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất để tránh xảy ra những tình huống “tiền mất, tật mang”.

Lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất
Chú ý khi ký hợp đồng mua bán đất

Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất

Thông tin về nhà đất

  • Thông tin về quy hoạch, dự án

Điều đầu tiên cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất là tìm hiểu về thông tin quy hoạch hoặc các dự án của địa phương. Rất nhiều trường hợp người bán nhà hoặc môi giới không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực. Nhiều trường hợp chính bản thân người bán cũng không biết nhà, đất của mình đang nằm trong diện quy hoạch.

Nếu nhà đất nằm trong diện quy hoạch, nguyên tắc chung là không thể chuyển nhượng. Từ đó hợp đồng sẽ không có giá trị hiệu lực. 

Vậy làm sao để kiểm tra được vấn đề này? Bạn có thể photo sổ đỏ đến bộ phận 1 cửa của UBND quận. Sau đó tùy thuộc cách quản lý của từng UBND mà bạn sẽ có câu trả lời về thông tin quy hoạch, dự án

  • Thông tin về tranh chấp

Nhiều trường hợp sau khi xây nhà sẽ thấy bất tiện hoặc bị hàng xóm gây khó dễ. Thậm chí có trường hợp bạn bị ngăn cản hay đập phá sau khi mua nhà. Chính vì thế việc tìm hiểu tranh chấp xung quanh cũng là một điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất.

Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể hỏi thông tin từ hàng xóm xung quanh; hoặc hỏi UBND xã, phương nơi có thông tin về các tranh chấp liên quan.

  • Thông tin vay nợ thế chấp.

Nếu sổ đỏ đã bị thế chấp ngân hàng, nguy cơ cao hợp đồng sẽ không thể thực hiện. Tuy nhiên kiểm chứng điều này cũng khá đơn giản.

Thông thường thông tin thế chấp được ghi rõ trong sổ đỏ (bìa 3 hoặc bìa 4), nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy những thông tin này.

Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra thông tin thế chấp ngân hàng ở các văn phòng công chứng. Bằng việc mang sổ đỏ đến và nhờ nhân viên tra cứu.

Thông tin về người bán/ người mua

Hiểu rõ đối tác hợp đồng của bạn cũng là một điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán đất. Khi tiếp xúc và trao đổi; bạn có thể sẽ cảm nhận được độ tin cậy và trung thực của họ. Đôi khi cảm nhận của bạn thông qua việc tiếp xúc với người mua/ bán cũng giúp bạn tránh khỏi những trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán đất

Tuân thủ hình thức mua bán đất.

Một trong những lý do dẫn đến giao dịch vô hiệu là do không tuân thủ đúng hình thức mua bán đất. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ hiệu lực khi tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Vì thế bạn nên lưu ý điều này trước khi ký hợp đồng mua đất.

Theo Quy định tại Bộ Luật dân sự 2015, chuyển quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất, tức là về pháp lý chủ thuộc quyền quản lý sử dụng của bên mua sau khi đã đăng bộ. Trong trường hợp mua bán đất chỉ bằng giấy tay thì chắc chắn hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Nếu đã đủ điều kiện chuyển nhượng, bạn nên cũng bên còn lại ra cơ quan công chứng làm hợp đồng và sang tên tại văn phòng đăng ký sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về các thông tin cần thiết, bạn cần được sự tư vấn từ cơ quan có chuyên môn.

Lập hợp đồng chuyển nhượng/ hợp đồng đặt cọc

Có nhiều trường hợp bên bán lật lọng sau khi đã nhận được tiền đặt cọc. Vì thể việc lập thêm hợp đồng chuyển nhượng/ hợp đồng đặt cọc là điều vô cùng quan trọng. Đảm bảo quyền lợi của người mua trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Trong các giao dịch, việc ghi nhận lại việc chuyển tiền là điều cần thiết. Tốt nhất bạn nên chuyển khoản ngân hàng vì sẽ ghi lại lịch sử sau khi chuyển tiền. Trong trường hợp đưa tiền mặt, cần lập biên bản nhận tiền có xác nhận của công chứng viên; hoặc chữ viết tay của bên bán và có người làm chứng.

Xem thêm:


Trên đây là những điều cần chú ý khi ký hợp đồng mua bán đất. Truy cập website của chúng tôi để được tư vấn tận tình các vấn đề liên quan đến hợp đồng.

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết