Sở hữu trí tuệ

Những điều cần biết về khái niệm sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của trí óc con người. Vậy bạn đã thực sự hiểu về nó chưa? Sau đây VnLaw sẽ chia sẻ với bạn những điều cần biết về khái niệm sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm được sáng tạo ra bởi trí óc của con người. Đó có thể là những tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp,… Tất cả các tài sản trí tuệ này đều được pháp luật bảo vệ.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo. Quyền này được pháp luật bảo hộ nhằm tránh tình trạng sao chép, sử dụng bất hợp pháp,… Sau khi nhóm các loại hình sáng tạo, người ta chia thành các hai loại quyền sở hữu sau:

  • Bản quyền
  • Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả (bản quyền)

Quyền tác giả
Quyền tác giả

Đây là một dạng quyền sở hữu dành riêng cho tác giả đối với tác phẩm người đó tạo ra. Quyền này được đưa ra nhằm bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền. Các sáng tạo này có thể kể đến như các bài viết khoa học, văn học, sáng tác âm nhạc, tranh ảnh, phim,…

Quyền này không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi được lưu lại ít nhất một lần trên các phương tiện lưu trữ. Quyền chỉ được công nhận khi có tính mới, duy nhất, và có sự tham gia của tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sơ đồ bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý,… Khác với bản quyền hướng tới yếu tố văn hóa, quyền sở hữu công nghiệp là một dạng quyền liên quan đến các hoạt động kinh tế. Vì thế mà nó đảm bảo tính sở hữu hoàn thiện của một sản phẩm. Thông qua đó ngăn ngừa các tranh chấp kinh tế có thể xảy ra.

Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp

Bản chất cả hai quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều có thể đem lại giá trị kinh tế nhờ mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, bản quyền đặc biệt hơn ở chỗ nó đảm bảo quyền nhân thân của tác giả. Nói một cách dễ hiểu là việc đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Việc đăng ký này để khẳng định quyền của tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Đây là cách để chủ thể sáng tạo chứng minh sự sở hữu của mình với tác phẩm. Đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền lưu trữ, kiểm soát một cách dễ dàng hơn. Có thể nói, việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là bước căn bản nhất để bảo hộ tài sản trí tuệ của mình khi có vấn đề phát sinh.

Xem thêm:

Bài viết trên đã chia sẻ những vấn đề liên quan đến khái niệm sở hữu trí tuệ. Hãy ghé thăm trang web của chúng tôi để biết thêm các thông tin bổ ích khác. Nếu như bạn có thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với VnLaw để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. 

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết