Kinh doanh- Hợp đồng

Những quy định về hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

Có một chút sự khác biệt khi so sánh giữa đối tác người nước ngoài và đối tác người Việt Nam. Thể hiện rõ nhất ở việc ký kết hợp đồng. Vậy ký kết hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài có những quy định gì? 

Hãy cùng VnLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài
Hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

Những quy định về hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

– Khái niệm hợp đồng quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Trong khi đó, Điều 11 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về nguyên tắc tự do thỏa thuận trong các hoạt động thương mại. Cụ thể:

1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; khi ký kết hợp đồng hai bên được quyền tự do thỏa thuận, thương lượng các điều khoản mà không trái với quy định của pháp luật và không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Tuy nhiên trong hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài; bạn cần tuân thủ một số yêu cầu (nếu có) của Luật pháp quốc tế và Luật pháp đất nước đối tác.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

Kiểm tra tư cách pháp nhân

– Pháp nhân nước ngoài rất quan trọng; vì nó quyết định tư cách và năng lực của đối tác nước ngoài đó có phải là tổ chức, đơn vị giả mạo hay không. Nó cũng được coi là cơ sở của luật nước ngoài.

– Vì vậy, các công ty Việt Nam nên kiểm tra tư cách pháp nhân trước khi ký hợp đồng với công ty đối tác nước ngoài.

Ngôn ngữ hợp đồng

– Bất đồng ngôn ngữ giữa người Việt Nam và đối tác nước ngoài là không thể tránh khỏi. Để tránh hiểu nhầm do ngôn ngữ không thống nhất; khi giao kết hợp đồng, các công ty Việt Nam nên chủ động soạn thảo hợp đồng bằng tiếng Anh.

– Vì tiếng anh được coi là ngôn ngữ có giá trị và được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, hai đối tác có thể cùng tạo một số mẫu hợp đồng khác với các phiên bản ngôn ngữ khác nhau.

Phương thức thanh toán trong hợp đồng

– Phương thức thanh toán là một điểm cần chú ý. Việc công ty thanh toán nhanh chóng và đúng hạn có thể giúp tạo dựng lòng tin. Tuy nhiên, nhiều công ty Việt Nam chủ quan dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.

– Hình thức tạm ứng, gửi tiền có thể khiến doanh nghiệp mất cảnh giác, dễ rơi vào bẫy lừa đảo. Vì vậy, các công ty phải lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp cho từng tình huống. Một số hình thức thanh toán hiện nay bao gồm: tiền mặt, L / C hoặc chuyển khoản, v.v.

Các điều khoản về luật trong hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

– Việc lựa chọn luật nhằm điều chỉnh hợp đồng cũng như thống nhất luật điều chỉnh việc giải quyết các tranh chấp. Cả hai đối tác có thể lựa chọn luật Việt Nam; hoặc luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.

– Ngoài ra, luật của nước thứ ba có thể được chọn làm luật áp dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn luật quốc gia phải được quy định trong hợp đồng.

– Bên cạnh đó, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải được thống nhất. Cơ quan có thể là một ủy ban hoặc một trọng tài. Một trong những trọng tài được ưu tiên lựa chọn là Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế ở nước ngoài; Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).

Thông tin công ty

– Để tránh nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo hợp đồng; hai bên nên đối chiếu thông tin công ty với thông tin ghi trên giấy phép kinh doanh. Cụ thể là các thông tin về: địa chỉ, tên, mã số thuế công ty, người đại diện, địa chỉ gửi thư,…

Xem thêm:


Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan tới quy định và lưu ý khi ký hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên để hợp đồng chính xác và tránh những vấn đề pháp lý không đáng có; bạn nên nhờ sự tư vấn của đơn vị pháp luật chuyên nghiệp.

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết