Thu hồi công nợ là một trong những thủ tục khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Thấu hiểu điều này nên VnLaw sẽ tư vấn quy trình thu hồi công nợ đúng chuẩn cho các doanh nghiệp nhé!
Bước 1: Xác định hồ sơ công nợ đến hạn phải thu hồi
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có kế hoạch để thu hồi công nợ. Có thể trong trường hợp đã đến hạn hoặc quá hạn phải thanh toán. Tuy nhiên, nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cần làm một số việc sau:
– Xác định số tiền chính xác phải thu hồi. Đây là điều cơ bản nhất cũng cần thiết nhất.
– Phân loại đối tượng nợ. Doanh nghiệp bạn cần xác định nhóm đối tượng một cách chính xác để có những biện pháp thu hồi hiệu quả. Đồng thời tránh các ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn khách hàng có mối quan hệ hợp tác lâu dài, quan trọng của công ty thì sẽ có phương pháp thu hồi khác với đối tượng nhỏ lẻ, hợp tác 1 lần hoặc rất ít.
– Tiếp đó, bạn cũng nên xem xét tính pháp lý của công nợ. Hãy đối chiếu toàn bộ chứng từ liên quan xem có hợp lệ và đầy đủ cơ sở pháp lý hay không?
– Nếu bên nợ là một tổ chức thì doanh nghiệp bạn cần kiểm tra thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Các thông tin cần chú ý là tình trạng hoạt động, thông tin doanh nghiệp, tài sản, nợ,…. Nếu là cá nhân thì xác định thông tin về địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại.
– Cuối cùng bạn cần xác định khả năng thanh toán nợ của bên nợ cho doanh nghiệp mình.
Bước 2: Lựa chọn người thực hiện thu hồi công nợ
Một yếu tố quan trọng không kém việc xác định số nợ chính là việc lựa chọn người thu hồi nợ. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi được cho doanh nghiệp hay không. Bởi nó rất quan trọng nên các doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kỹ nhé. Tốt nhất là nên chọn người có kỹ năng giao tiếp, phân tích, am hiểu quy định pháp luật. Khi đó, họ có thể đưa ra được những phương thức đàm phán hiệu quả.
Bước 3: Đàm phán, thương lượng thu hồi công nợ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở, căn cứ thì doanh nghiệp có thể thực hiện việc thu hồi. Trước hết, doanh nghiệp bạn hãy gửi email, công văn nhắc nợ đến hạn thanh toán, căn cứ pháp lý, ấn định thời gian trả nợ để tạo được sự tôn trọng với bên nợ. Hoặc doanh nghiệp bạn có thể trao đổi trực tiếp với bên nợ về vấn đề này. Quá trình đàm phán này nên cân nhắc yếu tố WIN – WIN (2 bên cùng có lợi).
Nếu chỉ cần thông qua quá trình đàm phán, thương lượng mà thu hồi được khoản nợ thì đây là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc này cũng suôn sẻ. Do đó, khi đã nhiều lần nhắc nợ, đàm phán vẫn không nhận được khoản nợ thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Nếu thương lượng không có kết quả thì bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện đòi nợ. Quy trình này diễn ra như sau:
– Doanh nghiệp soạn đơn khởi kiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu
– Tiếp đó gửi thông báo khởi kiện cho bên nợ và nộp đơn khởi kiện cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Thực hiện nộp các khoản phí, lệ phí, án phí liên quan cho cơ quan thi hành án
– Tham gia các buổi hòa giải, xét xử để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
– Thu hồi công nợ là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thu hồi công nợ
– Phương pháp thu hồi công nợ phù hợp với quy định của pháp luật
Trên đây chính là quy trình thu hồi công nợ mà VnLaw muốn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn có nhu cầu liên quan đến luật pháp thì hãy liên hệ ngay cho VnLaw để được tư vấn và hỗ trợ nhé!