Tranh chấp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Sự phát triển của con người và xã hội ngày càng đi lên theo chiều hướng tích cực, kéo theo các loạt thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn nên hợp đồng thương mại là một trong những hợp đồng diễn ra khá là phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Doanh nghiệp qua bài viết sau đây nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, là hoạt động trao đổi và mua bán các sản phẩm hay dịch vụ giữa các bên tham gia thị trường. Các sản phẩm hay dịch vụ có thể là thiết bị, sản phẩm vật dụng, dịch vụ công nghệ và các loại hình sản phẩm dịch vụ khác.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, theo đó bên bán cam kết cung cấp hàng hóa cho bên mua với các tiêu chí: giá cả, số lượng, thời gian giao hàng…bên mua cam kết mua hàng hóa bên bán.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên cũng cần đáp ứng các điều kiện cơ bản để có hiệu lực thi hành:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập và chủ thể giao lết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân (Điều 117 Bộ luật dân sự 2015)
  • Đối tượng tham gia hợp đồng mua bán bao gồm: (i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; (ii) Những vật gắn liền với đất đai (Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005)
  • Hình thực thực hiện của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được kí kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện… thì bắt buộc là văn bản (Điều 24 Luật thương mại 2005)
  • Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc, lừa dối, gây hiểu nhầm (Điều 117 Bộ luật dân sự 2015)
  • Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sinh lợi

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra khi một trong hai bên không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tranh chấp có thể xuất phát từ sự mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng thường xảy ra một số trường hợp sau:

  • Bên mua vi phạm thời hạn thanh toán
  • Bên bán vi phạm các điều kiện và thời gian giao hàng hóa
  • Bên bán giao hàng không đúng thời hạn
  • Bên bán giao hàng không đúng theo các điều đã thỏa thuận: giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán…
  • Bồi thường do vi phạm hợp đồng

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hàng hóa: thương lượng, hòa giải, Trọng tài, Tòa án.

  • Thương lượng: phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự nguyện bàn bạc về vấn đề mắc phải để tìm ra cách giải quyết tốt nhất và có lợi cho hai bên. Đây là phương thức không có sự hỗ trợ của bên thứ ba nào.
  • Hòa giải: phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia thứ ba làm bên trung gian để hỗ trợ các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết các bất đồng đã phát sinh
  • Trọng tài thương mại: phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên nhằm chấm dứt các xung đột dựa trên các phán quyết của trọng tài buộc các bên tham gia phải thực hiện
  • Tòa án: phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ theo một thủ tục. Các quyết định có hiệu lực bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Hiện nay việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường được giải quyết thông qua thương lượng giữa hai bên. Trường hợp hai bên không giải quyết được mâu thuẫn thì thường cơ quan tài phán sẽ là Tòa án nhân dân. Các vụ việc được giải quyết thông qua con đường trọng tài thương mại rất ít được sử dụng. Mặc dù phương thức giải quyết thông qua trọng tài về lý thuyết là ưu việt, tuy nhiên thực tế áp dụng thì lại có nhiều điểm trở ngại. Điểm trở ngại quan trọng đó là quy tắc tố tụng của trọng tài thường đơn giản, không bao phủ được các vấn đề thực tế nên khi áp dụng cho các trường hợp không điển hình thường bị vướng. So với trọng tài thì tố tụng dân sự được chỉnh sửa bổ sung thường xuyên hơn, ngoài ra còn được bổ sung bởi các văn bản từ Tòa án Tối cao và các án lệ nên nó phong phú và đa dạng. Ngoài ra tòa án là cơ quan tư pháp nên nó có quyền lực công trong khi đó Trọng tài thương mại chỉ là cơ quan trung gian không có quyền lực công nên quá trình thu thập chứng cứ, triệu tập bị đơn, nhân chứng và làm việc với các cơ quan liên quan thường khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì thế khi tư vấn soạn thảo cho khách hàng các đơn vị tư vấn luật vẫn tư vấn ưu tiên sử dụng cơ quan tài phán là tòa án khi giải quyết tranh chấp. Cho nên việc tòa án hiện nay thường hay bị quá tải khi thụ lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong khi đó tại các nước phát triển Trọng tài thương mại lại rất được ưa chuộng, đây là một điều không hợp lý cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

>>> Xem thêm chi tiết hơn: Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Với lời chia sẻ chi tiết trên, VN Law hi vọng rằng các bạn đã nắm được đầy đủ thông tin hữu ích về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, có thể lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp theo yêu cầu của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy vui lòng liên hệ hotline: 09.888.999.26 để được tư vấn.

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết