Cùng với sự chú trọng vào chất lượng, các quy định về bảo hành trong hợp đồng cũng được quan tâm hơn. Hôm nay, hãy cùng VnLaw tìm hiểu về các quy định về bảo hành trong hợp đồng bạn nhé!
Cơ sở pháp lý về quy định về bảo hành trong hợp đồng
– Luật Dân sự 2015
– Luật Thương mại 2005
– Luật Xây dựng 2014
– Các văn bản pháp lý chuyên ngành khác
Các quy định này thường đề cập trong các hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng xây dựng. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào hai loại hợp đồng này.
Quy định về bảo hành hợp đồng mua bán hàng hóa
Quy định về phạm vi bảo hành trong hợp đồng
Phạm vi sẽ phụ thuộc vào hàng hóa và thỏa thuận của hai bên. Những trường hợp thường được bảo hành:
– Bảo hành về kỹ thuật: liên quan đến kỹ thuật gia công, chế biến, chỉ tiêu chất lượng được tiêu chuẩn hóa. Áp dụng với hàng có tiêu chuẩn cao về chất lượng.
– Bảo hành về nguyên liệu chế tạo, chất lượng nguyên vật liệu chế tạo
– Bảo hành kết cấu, cấu trúc
– Bảo hành thiết bị: chính và phụ tùng
Thời hạn bảo hành
Các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên cần xác định các nội dung:
– Thời điểm bảo hành là khi giao hàng (người bán có lợi) hoặc khi sử dụng hàng hóa (người mua có lợi)
– Thời gian bảo hành: căn cứ theo thỏa thuận, tiêu chuẩn, khoảng cách,…
Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Nghĩa vụ bảo hành: bên bán phải bảo hành cho bên mua trong thời hạn bảo hành. Tính từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ nhận vật.
– Quyền yêu cầu bảo hành: nếu trong khi sử dụng bên mua phát hiện khuyết tật thì có thể yêu cầu bên bán sửa chữa không mất tiền, đổi hoặc trả lại vật lấy tiền.
– Sửa chữa trong thời gian bảo hành: bên bán phải sửa và chịu chi phí vận chuyển trong khi sửa chữa. Bên mua có thể yêu cầu hoàn thành trong thời gian hợp lý. Nếu không thể sửa thì có thể yêu cầu đổi, trả vật lấy tiền.
Thời gian khiếu nại liên quan đến bảo hành
– 3 tháng kể từ ngày giao hàng về số lượng hàng hóa
– 6 tháng kể từ ngày giao hàng về chất lượng hàng hóa
– 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
Quy định về bồi thường bảo hành trong hợp đồng
Nếu bên bán có lỗi thì phải bồi thường. Tuy nhiên, chỉ khi có thể chứng minh là lỗi của bên bán thì bên mua mới có thể nhận được bồi thường. Nếu bên mua không áp dụng biện pháp cần thiết thì bên bán được giảm mức bồi thường.
Trường hợp không được bảo hành
Nếu là lỗi do bên mua gây ra thì bên bán chỉ cần chứng minh được đó la lỗi của bên mua thì không cần bồi thường.
Quy định về bảo hành hợp đồng xây dựng
– Nội dung: Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, thiết bị mà các bên đã thỏa thuận theo giao kết.
– Thời gian bảo hành: Với hạng mục cấp đặc biệt, cấp I là tối thiểu 24 tháng. Các hạng mục còn lại tối thiểu 12 tháng. Công trình xây dựng nhà ở không ít hơn 5 năm.
– Trong thời gian bảo hành nếu nhận được thông báo của bên giao thầu về sửa chữa thì trong 21 ngày từ khi nhận thông báo phải tiến hành sửa chữa. Nếu không làm thì phải thuê bên thứ ba.
– Nếu có khiếm khuyết không phải do bên thứ nhận thầu hoặc lý do bất khả kháng thì bên nhận thầu không cần bảo hành.
– Khi kết thúc thời gian bảo hành, bên nhận thầu cần báo cáo bằng văn bản cho bên giao thầu. Bên giao thầu xác nhận bằng văn bản cho bên nhận thầu.
Xem thêm:
– Những điểm cần chú ý trong hợp đồng xây dựng
– Những điều bạn cần chú ý khi ký hợp đồng mua bán đất
Trên đây là sơ lược quy định về bảo hành trong hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng xây dựng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các nội dung khác, vui lòng liên hệ với VnLaw để được tư vấn.