Tranh chấp

Tranh chấp hợp đồng tín dụng – Nguyên nhân và phương thức giải quyết

Bạn đang gặp vấn đề về tranh chấp tín dụng? Quá trình giải quyết tranh chấp về tín dụng còn có một số vướng mắc do bất cập về quy định pháp luật? Thấu hiểu được nỗi lo lắng này, chúng mình là Vn Law – giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Tranh chấp hợp đồng tín dụng – Nguyên nhân và phương thức giải quyết nhé!

>>> Xem thêm: Các dạng tranh chấp phổ biến trong doanh nghiệp

Khái niệm và đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là trường hợp mà một trong hai bên trong hợp đồng tín dụng không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng hoặc không đồng thuận trong các điều khoản của hợp đồng.

Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là các mâu thuẫn phát sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được đề cập trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng, bên vay là tổ chức hoặc cá nhân.

 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng mang các đặc điểm cần chú ý như sau:

  • Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể được xử lý dựa trên nguyên tắc thỏa thuận hai bên

Hợp đồng tín dụng mang tính chất là một loại hợp đồng dân sự mà dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận. Do đó, trong quá trình xảy ra mâu thuẫn, phương pháp giải quyết vẫn được ưu tiên hàng đầu làn các bên tự thỏa thuận với nhau để tìm ra cách giải quyết có lợi cho hai bên. Cách xử lý này giúp mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

  • Hợp đồng tín dụng thường có giá trị lớn

Bởi sự thiếu hụt về vốn trong hoạt động kinh doanh hay không thể xoay sở được khó khăn trong cuộc sống, không thể vay được các tổ chức hay cá nhân vì lãi suất hàng tháng khá cao. Chính vì vậy, tổ chức tín dụng thường tìm đến các hợp đồng có giá trị lớn dựa trên sự định giá tài sản tại thời điểm vay.

  • Tranh chấp hợp đồng tín dụng xuất phát từ mâu thuẫn giữa các bên tham gia hợp đồng

Nguyên nhân của sự tranh chấp có thể là do bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn hay bên cho vay không giải ngân đúng hạn dẫn đến tranh chấp phát sinh là điều tất yếu.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp

Bên phía cho vay

  • Vi phạm nghĩa vụ giải ngân: Việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho vay làm ảnh hưởng quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng quyền lợi bên vay, làm chậm tiến độ và hiệu quả dự án kinh doanh. Đây là nguyên nhân khá phổ biến xuất pháp từ bên cho vay.
  • Năng lực chuyên môn của các công, nhân viên tín dụng: Nguyên nhân chủ quan của các tổ chức tín dụng khi nguồn nhân lực trong tổ chức không đảm bảo các yêu cầu về kinh nghiệm, học vấn, nâng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên và các cán bộ tín dụng chỉ luôn chăm chú tìm khách hàng và tư lợi cá nhân làm cho hoạt động vay có những sai sót và thiết chặt chẽ; mà chưa phân tích, đảm bảo và đánh giá các biện pháp đảm bảo điều kiện vay.

Bên phía vay

  • Nguyên nhân chủ quan: Do các chủ đầu tư (bên vay) kinh doanh không hiệu quả, hàng hóa không có tính cạnh tranh, chưa áp dụng được công nghệ sản xuất vào kinh doanh dẫn đến kết quả hiệu quả kinh doanh làm ăn thua lỗ và tệ đi hơn nữa là lâm vào tình trạng phá sản. Một tình huống cũng có thể xảy ra là phía bên vay cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ do thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật gây ra bất lợi cho chính bản thân mình.
  • Nguyên nhân khách quan: Thị trường Việt Nam ngày càng biến động trong quá trình hội nhập và phát triển, do đó, luôn có sự thay đổi về chính sách kinh tế, kế hoạch và xã hội làm ảnh hưởng hoạt động bên cho vay không đúng với kế hoạch ban đầu.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức thương lượng

Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại (Điều 14 luật đầu tư năm 2014, luật đầu tư năm 2020, Điều 317 Luật Thương mại năm 2005) mà không có bất kì quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.

Phương thức Hòa giải

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm hòa giải thương mại cụ thể như sau: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

  • Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Đối với điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài

Theo quy định tài Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài“, Luật Trọng tài thương mại 2010: Riêng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng với trường hợp các bên thỏa thuận theo phương thức này đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp trọng tài.

Theo quy định số 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài“, Luật trọng tài thương mại 2010: Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được thành lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng bằng Tòa án

Theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015): Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

>>> Xem chi tiết hơn: Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Trên đây là lời chia sẻ chi tiết của chúng tôi và các vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng. Nếu còn vướng mắc hay băn khoăn, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn qua số điện thoại: 09.888.999.26 để được giải đáp. Vn Law xin cảm ơn!

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết