TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.
II. Luật sư tư vấn thành lập công ty cổ phần:
1. Đặc điểm của Công ty cổ phần
Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp.
2. Tư vấn thành lập thành lập công ty cổ phần và một số lưu ý:
a. Về trụ sở chính của doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Hơn nữa, khi lựa chọn trụ sở doanh nghiệp, cần lưu ý lựa chọn trụ sở là nhà có sổ đỏ và hợp đồng thuê trụ sở nếu là trụ sở thuê vì doanh nghiệp cần phải chứng minh quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp khi có cơ quan thuế kiểm tra trụ sở.
b. Chuẩn bị tên công ty
Lưu ý rằng tên công ty không được gây trùng lặp hay gây nhầm lẫn (Quy định về cách đặt tên cụ thể tại Điều 37, Điều 38 Luật Doanh nghiệp).
c. Bản sao công chứng giấy từ chứng thực cá nhân của các thành viên là cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật như: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Cần lưu ý thêm về thời hạn có hiệu lực của Giấy tờ chứng thực cá nhân
d. Kiểm tra các quy định pháp luật về ngành nghề công ty định kinh doanh. Trường hợp công ty lựa chọn kinh doanh các ngành nghề mà Nhà nước có quy định về vốn pháp định thì doanh nghiệp cần chuẩn bị số vốn tối thiểu bằng số vốn đó để đăng ký vốn điều lệ của Công ty.
3. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần thường bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Danh sách những người đại diện theo ủy quyền của cổ đông);
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, và người đại diện theo pháp luật;
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
- (Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Các giấy tờ khác nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Các tài liệu trên được soạn thành một bộ hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trường hợp người tiến hành thủ tục nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì cần làm thêm giấy uỷ quyền cho người đi nộp hồ sơ.
4. Các điểm cần chú ý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty cần tiến hành thêm một số thủ tục sau:
- Khắc con dấu;
- Kê khai đăng ký thuế và nộp tiền thuế môn bài;
- Mua chữ ký số;
- Phát hành hóa đơn GTGT;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Bài viết tham khảo:
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội