Tranh chấp

Có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào?

Một tranh chấp hợp đồng có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau tùy theo từng trường hợp. Vậy có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây của VnLaw để tìm kiếm đáp án cho mình bạn nhé!

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng thương lượng, hòa giải

Đây là cách được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra. Nó có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực và cũng là cách đơn giản, ít rắc rối nhất. Thương lượng, hòa giải diễn ra khi các bên quyết định ngồi lại với nhau để bàn bạc để thống nhất nội dung hợp đồng. Sau đó đưa ra quyết định có lợi nhất cũng như thiệt hại ít nhất cho cả hai. Có thể hiểu đơn giản là cả hai cùng có lợi và tự nguyện thỏa thuận.

Giải quyết bằng thương lượng, hòa giải

Phương pháp này rất được coi trọng. Tuy nhiên, nếu không thể thương lượng được nữa thì có thể chọn phương thức giải quyết khác. Tại Việt Nam, bình quân khoảng 50% số vụ việc đều được giải quyết bằng cách này. 

Ưu điểm:

– Hình thức giải quyết nhanh chóng, đơn giản mà không mất phí

– Có lợi cho cả hai bên và có mối quan hệ tốt đẹp về sau

– Bí mật kinh doanh chứng từ được giữ bí mật

– Không làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

Nhược điểm: 

– Tốn thời gian chờ hòa giải cũng như kết quả của vụ việc có thành hay không phụ thuộc nhiều yếu tố

– Không được cơ chế pháp lý đảm bảo

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi trọng tài thương mại

Chỉ áp dụng với các hợp đồng liên quan đến thương mại. Các vấn đề dân sự không thể dùng phương thức này. Đây là một cách giải quyết sử dụng bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt mâu thuẫn. Bằng cách đưa ra phán quyết yêu cầu các bên thi hành. Trên thực tế, nó cũng là một hình thức tự nguyện và không mang ý chí quyền lực của Nhà nước. Cơ chế giải quyết là tự do trong khuôn khổ. 

Giải quyết bằng trọng tài thương mại

Các bên có thể tự do lựa chọn trọng tài. Nhưng khi đã có phán quyết thì buộc phải thực hiện. Trọng tài xét xử một lần, và kết quả này là chung thẩm, không thể kháng cáo. Nếu đã có kết quả mà bên kia không thực hiện thì có thể yêu cầu ra Tòa án và cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. 

Ưu điểm:

– Thủ tục nhanh chóng, đơn giản

– Có quyền chỉ định trọng tài viên

– Không công khai nên hạn chế lộ thông tin kinh doanh và uy tín

– Không có sự can thiệp của quyền lực nhà nước nên phù hợp với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Hạn chế:

– Kết quả chưa mang tính cưỡng chế thi hành

– Quyết định phụ thuộc vào các bên có chấp nhận hay không

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án

Khi tranh chấp không thể hòa giải thì có thể đến Tòa án giải quyết. Mọi tranh chấp đều được giải quyết theo thủ tục tương ứng. Nếu là tranh chấp dân sự sẽ theo thủ tục dân sự, kinh tế sẽ theo thủ tục kinh tế.

Giải quyết bằng Tòa án

Ưu điểm:

– Kết quả mang tính cưỡng chế thi hành. Các bên phải thực hiện nếu không sẽ không sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. 

– Tránh các sai sót khi giải quyết tranh chấp

– Chi phí rẻ hơn so với trọng tài

Hạn chế: 

– Tốn nhiều thời gian, có thể vài năm chưa giải quyết xong

– Các bên không thể can thiệp và quá trình xét xử trừ khi cung cấp  thông tin, tài liệu

– Gây lộ thông tin mật, hóa đơn, chứng từ,… của doanh nghiệp

Xem thêm:

Các loại tranh chấp hợp đồng thường gặp hiện nay

Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp

Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần căn cứ vào trường hợp cụ thể để lựa chọn phù hợp nhất nhé. Nếu có thắc mắc thì hãy liên hệ với VnLaw để được tư vấn. 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết