Tranh chấp lao động cá nhân sẽ xảy ra khi quyền lợi hoặc lợi ích nào đó bị xâm phạm. Vậy khi có tranh chấp thì quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu với VnLaw qua bài chia sẻ này bạn nhé!
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là gì?
Là những tranh chấp về quyền hoặc lợi ích có liên quan đến việc làm, thu nhập,… trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước hoặc học nghề.
Một sự việc khi hòa giải mà không đi đến kết quả hoặc một bên từ chối thương lượng. Lúc này cần sự can thiệp của chủ thể thứ ba để phán xử mới được coi là tranh chấp.
Phân loại các tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động cá thể
– Tranh chấp lao động cá nhân: Diễn ra giữa lao động và người sử dụng lao động. Phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật vào quan hệ lao động. Nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động hoặc người sử dụng lao động.
– Tranh chấp lao động tập thể: Liên quan đến lợi ích của một tập thể lao động. Phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên hoặc quyền và nghĩa vụ các bên trước đó chưa thỏa thuận hoặc các yếu tố phát sinh trong thời điểm tranh chấp.
Tranh chấp lao động về quyền và lợi ích
– Tranh chấp lao động về quyền: Phát sinh trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật hoặc quy định của nội bộ doanh nghiệp
– Tranh chấp lao động về lợi ích: Phát sinh trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chưa được quy định trong pháp luật hoặc các cam kết, ghi nhận trong thỏa ước tập thể.
Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Trong 7 ngày, cơ sở nhận được đơn yêu cầu cần tiến hành hòa giải. Tại phiên họp, hội đồng sẽ đưa ra phương pháp hòa giải để hai bên xem xét. Nếu chấp nhận thì coi như hòa giải thành công. Hai bên cần thực hiện các thỏa thuận ghi trong biên bản. Tuy nhiên, nếu không hòa giải thành công thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ngoài ra, nếu không muốn hòa giải thì có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án. Áp dụng với một số trường hợp sau:
– Kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp sau khi chấm dứt hợp đồng.
– Tranh chấp giữa người giúp việc với người sử dụng lao động
– Lao động đã nghỉ việc với người sử dụng lao động/cơ quan BHXH. Hoặc người sử dụng lao động với cơ quan BHXH.
– Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Trong 7 ngày, cơ sở nhận được đơn yêu cầu cần tiến hành hòa giải. Tại phiên họp, hội đồng sẽ đưa ra phương pháp hòa giải để hai bên xem xét. Nếu chấp nhận thì coi như hòa giải thành công. Hai bên cần thực hiện các thỏa thuận ghi trong biên bản. Tuy nhiên, nếu không thành công trong việc hòa giải, hai bên có quyền yêu cầu trọng tài lao động giải quyết.
Hội đồng này có trách nhiệm hòa giải và giải quyết vụ việc trong 10 ngày nhận được yêu cầu. Tại phiên họp phải có các đại diện ủy quyền của hai bên. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có đại diện của cơ quan nhà nước. Hội đồng sẽ đưa ra các phương án để xem xét:
– Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải và hai bên có nghĩa vụ chấp nhận các thỏa thuận ghi trong đó.
– Nếu không hòa giải thành công thì Hội đồng sẽ giải quyết bằng quyết định của mình và thông báo cho hai bên. Nếu không có ý kiến gì thì quyết định đó có hiệu lực thi hành. Nếu tập thể không đồng ý thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc đình công. Người lao động có thể yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng. Việc này không cản trở quyền đình công.
Xem thêm:
– Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp
– Có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào?
Trên đây chính là quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải quyết tranh chấp của bản thân. Nếu bạn cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay với VnLaw để nhận được sự tư vấn tốt nhất của chúng tôi nhé!
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn